Đại hội thể thao Khối những nước mới phát triển (BRICS) do chính Tổng thống V. Putin sáng lập sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 23-6, tức còn 6 ngày nữa. Đại hội BRICS Games lần thứ nhất này diễn ra tại TP Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tự trị Tatarstan, thuộc Nga. Trong khi đó Olympic Paris diễn ra từ ngày 26-7 đến 11-8.
Nga, cụ thể là Tổng thống Putin đã phản ứng thực tế khi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và thế giới phương Tây vẫn ậm ừ và dường như đã “bịt” không cho các VĐV Nga tham dự Olympic Paris, cùng với việc nếu tham dự thì phải chịu những áp đặt khó chấp nhận.
Và giữa lúc như thế, Tổng thống Putin đã phản ứng ngay bằng việc lập Đại hội thể thao khối BRICS diễn ra và kết thúc ngay trước thềm Olympic Paris. Đại hội BRICS Games lần thứ nhất này có 4 ngàn VĐV của 97 quốc gia tham dự.
Khối BRICS nguyên bản có những quốc gia như Nga, Brazil, UAE, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập Ethiopia, Iran, Saudi Arabia, UAE...
Tổng thống Nga Putin đề xuất Liên đoàn thể thao của khối BRICS với chức danh chủ tịch được luân phiên và sẽ thông qua các hiến chương, điều lệ và nhiều thứ khác tại TP Kazan, từ đó làm nền tảng cho việc tổ chức đại hội BRICS Games lâu dài.
BRICS Games sẽ tiến đến những cơ chế hoàn hảo và rõ ràng như một đại hội thể thao hiện đại có những quy chế chẳng thua kém bất kỳ đại hội thể thao nào trên thế giới.
Theo kế hoạch ngày 22-6 tới, Bộ trưởng các quốc gia thuộc khối BRICS sẽ nhóm họp. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thể thao Nga Alexey Mozorov: “Ước tính có 4 ngàn VĐV sẽ tham dự, nhưng tương lai với con số 5 ngàn VĐV là rất đẹp. Nhân danh nước chủ nhà, Nga đưa 29 môn thể thao vào tranh tài tại đại hội”.
Đại hội BRICS Game lần thứ nhất diễn ra từ ngày 12 đến 23-6 tại TP Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tự trị Tatarstan, thuộc Nga. Hiện đã có 50 quốc gia tham dự trong đó có cả Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Uruguay, Venezuela, Bahrain, Congo. Sẽ có 330 nội dung thi đấu của 29 môn thể thao được trao thưởng.
Trước đây khi IOC gửi thông điệp cấm VĐV tham dự Olympic Paris, thì Nga đã nêu quan điểm: “Nga luôn ủng hộ phong trào Olympic và luôn theo đuổi nó đúng như tinh thần hiến chương của Olympic. Nga chẳng bao giờ tẩy chay phong trào Olympic, tuy nhiên nếu vì những điều khác và “gài bẫy” VĐV Nga khi tham dự Olympic Paris thì Nga không tham dự”.