Nghi ngờ kết quả nồng độ cồn không đúng, người dân phải làm gì?

(PLO)- Nghi ngờ kết quả nồng độ cồn, bạn có thể uống nước, ngồi nghỉ 10-15 phút, đề xuất lực lượng CSGT đo nồng độ cồn nếu cho rằng bản thân không vi phạm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vừa rồi, tôi có uống 1 ly rượu nhỏ trong 1 bữa tiệc, sau đó tôi có việc nên đi liền. Tôi thấy mình không hề bị xay xỉn hay mất kiểm soát hành vi. Khi đang chạy xe trên đường thì tôi bị cảnh sát giao thôi thổi nồng độ cồn. Tôi đã phải đóng phạt, tuy nhiên, tôi cảm thấy kết quả đo nồng độ cồn không chính xác, vì tôi uống có 1 ly, không đến mức mình bị xử phạt.

Gần đây người thân của tôi không rượu bia chỉ uống nước ngọt có ga, uống xong mặt thường đỏ bừng, vừa rồi cũng bị cảnh sát gọi lại đo nồng độ cồn và bị xử phạt. Tôi xin hỏi nếu nghi ngờ thổi kết quả thồi nồng độ cồn không đúng, người dân cần làm gì?

Bạn đọc Đức Mạnh (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai):

Luật sư Ngô Minh Trực, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Dịp sát Tết, nhiều tiệc Tất niên diễn ra, việc sử dụng bia rượu trong tiệc là việc không thể thiếu tuy nhiên trong tiệc thì có người uống ít có người uống nhiều, có người không uống vì sợ thổi nồng độ cồn. Nhiều tài xế quan tâm về việc bị thổi nồng đồ cồn vì lo bị xử phạt mức tiền cao, tước bằng lái, thậm trí giữ xe... nếu thổi vào máy đo cho kết quả vi phạm nồng độ cồn.

Trong thực tế cuộc sống có thể xảy ra những trường hợp không uống rượu bia khi thôi nồng đồ cồn vẫn cho kết quả có nồng đồ cồn. Đó là những trường hợp, ăn hoặc uống những đồ ăn thức uống có ga, hoặc lên men… Tuy nhiên, không như với rượu bia, hàm lượng cồn (ethanol) do các loại đồ uống và thực phẩm khác tạo nên trong cơ thể rất thấp và dễ bay hơi, nên sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn.

nghi ngờ kết quả nồng độ cồn
Nghi ngờ kết quả nồng độ cồn, người dân có thể nghỉ một thời gian rồi đề nghị CSGT đo lại. Ảnh: Hoài Thơ

Nồng độ cồn trong máu/khí thở phụ thuộc vào cả các yếu tố, như cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống. Trong trường hợp nếu nghị ngờ kết quả đo nồng độ cồn không chính xác bạn có thể uống nước, ngồi nghỉ 10-15 phút, đề xuất lực lượng CSGT thổi lại nồng độ cồn khi cho rằng bản thân không vi phạm.

Trong trường hợp vẫn còn nghi ngờ thì yêu cầu CSGT cho đi xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế, để có kết quả chính xác. Tuy nhiên, chỉ nên xét nghiệm khi không uống rượu bia. Khi đã uống rượu bia thì nên cân nhắc việc xét nghiệm máu vì khi uống rượu bia ít hay nhiều thể hiện rất rõ trong kết quả xét nghiệm máu. Nếu uống rượu bia mà đi xét nghiệm máu thì chỉ làm mất thời gian và tiền bạc của người vi phạm. Theo thông tư Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BCA, chi phí xét nghiệm do người vi phạm chi trả.

Nếu kết quả xét nghiệm trong máu không có nồng độ cồn thì người tham gia giao thông sẽ không bị lập biên bản vi phạm và không phải trả chi phí xét nghiệm.

Tùy vào nồng độ cồn mà cảnh sát giao thông sẽ có những mức xử phạt khác nhau, mức phạt và nồng độ bị phạt được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021, trong đó, quy định mức nồng độ cồn thấp nhất có thể bị xử phạt là nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm