Người dân hưởng lợi ra sao khi thành lập sàn vàng?

(PLO)- Nếu hoạt động tốt, sàn vàng có thể thu hút được nguồn lực vàng có trong dân để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM, TS Nguyễn Tuấn Anh - Đại học RMIT Việt Nam cho biết, theo ước tính từ Hiệp hội kinh doanh vàng, người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng.

Việc thành lập sàn vàng, điều mà các quốc gia khác đang làm, sẽ góp phần ổn định và phát triển thị trường vàng trong nước, hội nhập và liên thông với thế giới. Đồng thời, khi có sàn vàng sẽ khuyến khích thu hút được vàng trong dân.

Hiện nay, thế giới đang chuyển từ thị trường giao dịch hàng hóa vật chất truyền thống sang thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn với các sản phẩm đầu tư tiện ích hơn, bao gồm sản phẩm phái sinh (derivative) và chứng chỉ quỹ (ETF), thông qua hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

Trong khi đó, Việt Nam chú trọng chủ yếu vào quản lý sản xuất và kinh doanh vàng và các sản phẩm vật chất. Nếu có sàn vàng kết hợp với các công cụ quản lý rủi ro như hợp đồng kỳ hạn cho vàng thì doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ có thêm công cụ bảo hiểm rủi ro.

Nếu hoạt động tốt, sàn vàng có thể thu hút được nguồn lực vàng có trong dân
Nếu hoạt động tốt, sàn vàng có thể thu hút được nguồn lực vàng có trong dân để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Theo TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với ước tính nguồn vàng có trong dân lên đến hàng trăm tấn, đây là con số rất lớn để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Để huy động được nguồn lực này có thể thông qua phát hành chứng chỉ vàng do Ngân hàng Nhà nước đảm bảo. Việc mua bán chứng chỉ vàng phải tính toán kỹ các khuôn khổ pháp lý và áp dụng các điều kiện theo thông lệ quốc tế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm