Nguyên nhân rơi máy bay AirAsia Indonesia sắp được giải đáp?

Sau gần một năm chờ đợi, gia đình của tổng cộng 162 nạn nhân thiệt mạng trên chuyến bay QZ8501, từ TP Surabaya đi Singapore ngày 28-11-2014, sẽ chính thức được nghe lời giải thích cho vụ tai nạn từ phía cơ quan chức năng.
Theo hãng Reuters, bản báo cáo nhiều khả năng sẽ đưa ra lời lý giải chính thức đầu tiên vì sao chuyến bay QZ8501 lại biết mất khỏi ra-đa giám sát không lưu. Thắc mắc này đã không được chính thức giải đáp trong thời gian qua do phía Ủy ban An toàn giao thông Indonesia từ chối công bố bản báo cáo sơ bộ.

Trong số các kết quả điều tra được công bố, thông tin chuyến bay ghi nhận cơ phó người Pháp đã là người cầm lái chỉ ít phút trước vụ tai nạn. Hộp đen cũng ghi nhận có một loạt âm thanh báo động đã vang lên trong buồng lái, cho thấy rằng máy bay đã mất lực nâng. Bản báo cáo chính thức lần này được kỳ vọng sẽ lý giải liệu có bộ phận nào bên trong máy bay bị hỏng hóc hay không, và các phi công đã phản ứng trước tình huống này như thế nào.

 Một phần thân máy bay của chuyến QZ8501 được tìm thấy dưới lòng biển Java (Ảnh: REUTERS)

Theo Reuters, có nguồn tin cho biết các nhân viên điều tra trong năm qua đã tiến hành kiểm tra lại dữ kiện bảo trì một bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểm soát của chiếc máy bay Indonesia gặp nạn. Còn theo các báo cáo được công bố trước đây, một thành viên trong tổ lái đã cố tắt hệ thống máy tính trong máy bay bằng cách kéo cần ngắt mạch. Biện pháp này hiếm khi được cho phép thực hiện trong chuyến bay.

Hãng Reuters cho biết có nguồn tin cho rằng cơ trưởng chuyến QZ8501 đã rời ghế để chạy đi ngắt mạch và chuyển cho cơ phó cầm lái. Tuy nhiên, các điều tra viên Indonesia tháng 2-2016 cho biết không tìm thấy bằng chứng cho giả thuyết này và cũng không có dấu hiệu nguồn điện của máy bay bị tắt đột ngột.
Các chuyên gia đánh giá việc cắt điện đột ngột hệ thống máy tính sẽ không trực tiếp gây nên vụ tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, khi không có hệ thống này, các phi công sẽ buộc phải dựa vào kỹ năng lái máy bay trực tiếp không mà không có hỗ trợ của máy tính. Trong các điều kiện khẩn cấp, phi công thường khó thực hiện thành công.
Phía cơ quan điều tra Indonesia cho biết bản báo cáo lần này không nhằm mục đích chính là kết tội, mà nhằm đưa ra các khuyến nghị để tránh những thảm họa tương tự trong tương lai. Tổng giám đốc hãng AirAsia ông Tony Fernandes đã hứa sẽ hỗ trợ quá trình điều tra. Hồi tháng 8-2015, tập đoàn này cũng đã cho khảo sát lại toàn hộ hệ thống hàng không.
Vụ rơi máy bay AirAsia Indonesia vào năm 2014 là khởi đầu cho một chuỗi các tai nạn hàng không sau đó tại đất nước “vạn đảo”, nơi mà giao thông hàng không đang dần trở nên quá tải. Cũng trong năm 2015, một máy bay quân sự chở hành khách dân sự của Indonesia đã rơi, làm tổng cộng 140 người thiệt mạng. Liên minh châu Âu đã cấm nhiều hãng bay của Indonesia vì không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trong “danh sách đen” không có AirAsia Indonesia.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới