Nhà hát giao hưởng TP.HCM, phải chờ bao nhiêu năm nữa?

(PLO)- "Hà Nội đã bắt đầu xây dựng nhà hát 5.000 tỉ, nhà hát ở TP.HCM 20 năm nay vẫn còn nằm trên giấy" - một ý kiến đặt ra tại tòa đàm âm nhạc diễn ra ở TP.HCM.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tọa đàm âm nhạc - một hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Liên hoan nghệ thuật Giai điệu mùa thu 2022 vừa được tổ chức ngày 13-9, diễn ra sôi nổi suốt hơn 3 tiếng đồng hồ. Tọa đàm đã đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh việc phát triển và đưa các loại hình nghệ thuật có giá trị tinh thần cao đến gần công chúng yêu nghệ thuật.

Một trong những vấn đề được rất nhiều người yêu nhạc quan tâm đó là bao giờ khán giả TP.HCM mới có thể có một nhà hát giao hưởng để khán giả được thưởng thức trọn vẹn âm nhạc. “Hà Nội đã bắt đầu xây dựng nhà hát 5.000 tỉ, nhà hát ở TP.HCM 20 năm nay vẫn còn nằm trên giấy. Nhà hát tồn tại trên giấy đã hơn 20 năm nay. Chúng tôi là khán giả chúng tôi muốn được biết. Chúng tôi phải chờ bao nhiêu năm nữa,…”- nhà báo Hoà Bình đặt câu hỏi.

Nhà báo Hòa Bình đặt câu hỏi tại tọa đàm âm nhạc. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Nhà báo Hòa Bình đặt câu hỏi tại tọa đàm âm nhạc. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Khát vọng có một nhà hát giao hưởng cũng là tiếng lòng của rất nhiều nghệ sĩ tham gia toạ đàm âm nhạc.

“Không xây nhà hát thì chúng tôi vẫn là nhà hát giao hưởng. Nghệ sĩ chúng tôi nếu không có phòng hoà nhạc, chúng tôi vẫn có thể biểu diễn ở nhà hát thành phố, ở một lề đường nào đó. Sự thiệt thòi ở đây là khán giả không được trân trọng khi đến thưởng thức âm nhạc”- nghệ sĩ vĩ cầm Tăng Thành Nam nói.

Với ông, phòng hoà nhạc không phải chỉ dành cho nghệ sĩ giao hưởng mà có thể dành cho nhà hát giao hưởng, opera, bale hoặc là nơi đón tiếp đoàn nghệ sĩ nước ngoài.

Nghệ sĩ Tăng Thành Nam nhấn mạnh, nghệ sĩ không phải là người thụ hưởng đầu tiên khi có nhà hát mà chính là khán giả, đặc biệt là những người dân TP.HCM. Xây nhà hát là để cho công chúng được thưởng thức nghệ thuật ở mức tốt nhất có thể.

Phòng hoà nhạc đúng chuẩn quốc tế sẽ cho âm thanh vang lên hết trong khán phòng, khán giả sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn khác hẳn khi nghe trên Youtube. Bên cạnh đó, TP.HCM có thể tổ chức các liên hoan xứng tầm, thu hút khách du lịch đồng thời đóng góp tiềm lực kinh tế và mọi mặt cho đất nước. Nghệ sĩ có không gian phục vụ âm nhạc một cách tốt nhất gửi tới khán giả...

Nhà hát giao hưởng TP.HCM, phải chờ bao nhiêu năm nữa? ảnh 2

Toạ đàm âm nhạc thuộc khuôn khổ liên hoan Giai điệu mùa thu. Ảnh: TRẦN HOÀNG SƠN

Trao đổi với các đại biểu, NSƯT Thanh Thúy - Phó giám đốc Sở Văn hoá thể thao TP.HCM ghi nhận sự năng động của nhà hát giao hưởng. NSƯT khẳng định TP.HCM rất cần nhà hát và các thiết chế văn hóa xứng tầm với một đô thị được xem là đại đô thị của cả nước. Việc có một nhà hát đạt chuẩn sẽ giúp khán giả thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn nhất, các nghệ sĩ có cơ hội giới thiệu những tác phẩm chất lượng và mời các đoàn nghệ thuật của thế giới đến giao lưu, từ đó phát triển.

"Giai đoạn sau đại dịch, do cần ưu tiên các hoạt động an sinh và phục hồi kinh tế nên dự án đang tạm dừng. Nhưng trong tương lai gần, mọi thứ sẽ được xúc tiến trở lại. Đó là nhiệm vụ đã được HĐND TP đặt ra qua nhiều nhiệm kỳ, và chúng tôi vẫn đang theo đuổi…" - NSƯT Thanh Thúy chia sẻ.

Âm nhạc cổ điển hay âm nhạc nghệ thuật nói chung không dành riêng cho ai, ai cũng có thể tiếp cận, thưởng thức được, chỉ cần chúng ta có sự rung cảm và dũng cảm đến với nó.

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm