Nhà thơ Đinh Hùng kể chuyện văn sĩ “ăn chơi” sành điệu

(PLO)- Thi bá Tản Đà rán cá thơm điếc mũi; nhà văn Thạch Lam đánh trống chầu xuất thần trong buổi hát Ả Đào…là những giai thoại văn học thú vị, lần đầu tiên được Đinh Hùng tiết lộ đến bạn đọc trong tùy bút Đốt lò hương cũ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trước ngày khánh thành

26/08/2023

(PLO)- Ngày 27-8, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (145 Trần Quang Khải, quận 1) sẽ khánh thành, mỗi hiện vật ở đây gắn liền với những câu chuyện ghi dấu chiến công của các chiến sĩ biệt động.

Tùy bút Đốt lò hương cũ (NXB Đà Nẵng tái bản năm 2018) tựa như chuyện vừa xảy ra hôm qua hơn là bức chân dung văn học về những con người đã từng hạnh ngộ trong cuộc đời nhà thơ Đinh Hùng.

Cuốn sách – nói đúng hơn là dòng hồi tưởng – đưa người đọc trở về một Việt Nam trước năm 1945, trong đó hé lộ nhưng giai thoại thú vị về cuộc đời của nhiều văn nghệ sĩ, với những hoạt động độc đáo bên ngoài lĩnh vực văn chương.

Từ “Ăn thì lựa miếng cho ngon…”

Văn nghệ sĩ ngoài việc sáng tạo ra những tác phẩm văn học có giá trị về mặt tư tưởng, nhân văn thì cũng rất tài tình trong việc...ăn uống! Với Đinh Hùng, tuy viết Đốt lò hương cũ chỉ đơn thuần là công việc thuật lại những hình bóng văn nhân xưa cũ nhưng ông cũng gián tiếp mô tả món ăn đơn giản được nâng lên thành nghệ thuật ăn uống, điển hình là cung cách ăn uống của Tản Đà - bậc thi sĩ nổi tiếng “cầu kỳ về khoa ẩm thực”.

Vào khoảng cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, Đinh Hùng mới 17 tuổi, cùng 2 người bạn học tại trường Bưởi đạp xe từ Hà Nội đến thăm nhà thơ Tản Đà ở vùng Khê Thượng, Sơn Tây.

Nhà thơ Đinh Hùng (1920-1967) và tùy bút Đốt lò hương cũ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG

Nhà thơ Đinh Hùng (1920-1967) và tùy bút Đốt lò hương cũ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG

Đinh Hùng nói, cuộc hội ngộ văn nghệ diễn ra suông sẻ, lại được đích thân Tản Đà dọn cơm mời lữ khách đường xa. Mâm cơm tuy đơn giản chỉ rau trái tự trồng, cá tôm bắt từ sông nhưng có sự hòa hợp về hương vị, cách trình bày kỳ công như một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực tuyệt đẹp.

Hãy nghe khách kể lại: "Trên chiếc mâm vĩ cổ kính...nhà thơ bày la liệt những dĩa, những chén nho nhỏ xinh xinh, đựng linh tinh các món gia vị: chút tương vàng óng, chút nước mắm ô long nâu thẫm, những trái ớt đỏ tươi, những quả chanh cốm xanh ngắt, và dĩa rau riếp (diếp) cá thái nhỏ điểm lên những cành rau thơm, rau mùi, rau ngổ hái ngay ở vườn nhà, và dĩa rau muống chẻ non bẽo..."

Từng thứ rau, gia vị tỏa ra một hương thơm dịu nhẹ lẫn vào không gian ấm cúng giữa bốn người, nâng việc ẩm thực lên tới một nghệ thuật tinh vi, tuy có hơi phiền toái, nhưng nếu có hoàn cảnh hưởng nhàn, thì chính cái phiền toái ấy lại là yếu tố tạo thi vị cho món ăn.

Tiếp theo, nhà thơ đặt lên bếp than một cái chảo đã để sẵn mỡ và hành tỏi. Sau đó đem những lát cá chép đã được cắt thành khúc bỏ vào rán. Bàn tay đã quen làm thơ của Tản Đà phút chốc đã trở đều bốn mặt cá, vàng đều và nhanh thoăn thoát. Mùi cá chín cùng gia vị đến lúc này theo như Đinh Hùng "đã thơm đến điếc mũi".

Bên cạnh đó, những con tôm lớn của sông Đà vừa mới kéo vó lên khỏi mặt nước cũng được hân hạnh nhảy trên chảo mỡ của thi sĩ. Đối với việc ăn tôm rán còn để nguyên vỏ, không cần tẩm bột hay sốt cà, thì Tản Đà cho rằng "...Phải ăn tôm tươi rán thuần túy và đơn giản..." để "nhìn thấy con tôm cong mình trong mỡ sôi, và được con nào, gắp luôn ngay ra dĩa" từ đó mới thấm được tất cả cái chân vị thuần khiết của tôm sông Đà.

Tản Đà không chỉ đưa Đinh Hùng bước vào một cuộc hành trình ẩm thực, mà còn mang đến kiến thức và sự hiểu biết về văn hóa ngay tại quê hương xứ sở.

Đến “…Chơi thì lựa chỗ cho giòn mà chơi”

Nhắc đến thú phong lưu ăn uống, trộm nghĩ cũng nên nói chút ít về nghề chơi. Nhà thơ Đinh Hùng cũng đôi ba lần đề cập đến món tiêu khiển khiến văn nghệ sĩ phải say sưa trong Đốt lò hương cũ, mà điển hình là trò đánh trống chầu khi hát Ả Đào (tức ca trù) được các văn gia chơi điệu nghệ.

Theo ghi chép của Đinh Hùng, có một buổi hát Ả Đào được xem là "độc nhất vô nhị" được ông chứng kiến trong đời. Đó là vào đầu những năm 1940, buổi chầu hát được diễn ra vào một đêm gồm những yếu nhân trong Tự lực văn đoàn và các văn sĩ tham dự như: Nhất Linh, Thế Lữ, Khái Hưng, Trần Tiêu, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu cùng hội ngộ với các đào nương danh tiếng đương thời như "Hai chị em Chu Chị Bốn, Chu Chị Năm, dì Trưởng Bẩy (một đào hát đã nhiêu tuổi mà giọng hát vẫn còn độc đáo), Phúc Hậu (một đào hát từng là tình nhân của Đoàn Phú Tứ)…".

Một buổi hát Ả Đào (ca trù) gồm có ba thành phần chính: Đào nương hát và sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, kép nam chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát, người đánh trống chầu. Ảnh: Internet
Một buổi hát Ả Đào (ca trù) gồm có ba thành phần chính: Đào nương hát và sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, kép nam chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát, người đánh trống chầu. Ảnh: Internet

Nhà văn Khái Hưng mở đầu buổi hát bằng kỹ thuật trống chầu rất thành thạo, tay cầm roi chầu theo đúng kiểu phong lưu tài tử. Tiếng trống giòn tan và hăng say quá đến nỗi "chiếc trống văng từ trên giường xuống dưới sàn" và đồng thời cũng “nhào đầu lăn cù theo, một tay vẫn nắm roi chầu, một tay còn cố níu cái trống”. Nhà văn Nhất Linh tiếp nối Khái Hưng đánh trống phục vụ khách thưởng ngoạn, tuy ông chỉ thông thạo nhạc lý phương Tây, chưa từng chơi trống chầu nhưng khi tiếng trống cất lên thì ai nấy cũng đều công nhận ông đánh đúng, gọn và chỉnh.

Đặc biệt trong buổi hát này là màn trình diễn hết sức "xuất thần" của nhà văn Thạch Lam. Nguyên cớ là một đào nương tên Bích Thạch Hồn tặng bài "Gửi thư" cho Thạch Lam và mời đánh trống chầu. Tuy nhiên theo Đinh Hùng thì không biết Thạch Lam có đánh được không vì từ trước đến nay chưa hề thấy ông tiếp xúc với âm nhạc.

Rốt cuộc, mọi người bất ngờ vì từ dáng ngồi đến cách cầm roi, tiếng "tom", "chát" đều được Thạch Lam đánh đúng nhịp, đôi khi có chỗ không ăn nhập nhưng lại có chỗ nhà văn đánh như xuất thần, như ông đã thạo lắm.

Về điều này, nhà thơ Đinh Hùng cho rằng tác giả Hà Nội 36 phố phường có trình độ thẩm âm vô cùng điêu luyện. Thạch Lam không chỉ nghe âm thanh, mà dường như ông còn nắm bắt được cảm xúc, tình cảm và ý nghĩa sâu xa mà âm nhạc mang lại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm