Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến và văn nghệ sĩ tiễn biệt nhà văn Lê Lựu về 'Thời xa vắng'

(PLO)- Sự ra đi của nhà văn Lê Lựu đã để lại nhiều tiếc thương cho bạn bè văn nghệ sĩ cũng như nỗi mất mát lớn đối với nền văn học nước nhà.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhà văn Lê Lựu đã qua đời ở tuổi 81 sau thời gian chống chọi với bệnh tật.

Nhà văn Lê Lựu (1942-2022). Ảnh: TL

Nhà văn Lê Lựu (1942-2022). Ảnh: TL

Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942 tại Khoái Châu, Hưng Yên. Ông là người sáng tác những tác phẩm kinh điển trong văn học Việt Nam như Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc, Thời xa vắng...

Trong đó, hai tác phẩm được chuyển thành phim và được công chúng biết đến rộng rãi là Sóng ở đáy sôngThời xa vắng.

Tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu. Ảnh: V.H.N

Tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu. Ảnh: V.H.N

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ. Ảnh: chụp màn hình

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ. Ảnh: chụp màn hình

Nói về nhà văn Lê Lựu, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: "Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. Ông chính là sứ giả hoà bình Việt Nam đầu tiên, người phá băng đầu tiên trong quan hệ Việt - Mỹ để cùng các nhà văn cựu binh Việt Nam và Mỹ kêu gọi Chính phủ Mỹ phá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

Lê Lựu đã sáng tạo ra những nhân vật còn sống mãi với người đọc Việt Nam như Giang Minh Sài. Và Lê Lựu cũng là một nhân vật đặc biệt của nền văn học Việt Nam. Xin cúi đầu tiễn biệt ông".

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Ảnh: FBNV

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Ảnh: FBNV

Khi vừa nghe tin nhà văn Lê Lựu từ giã cõi tạm để đi về "Thời xa vắng", nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến đã xúc cảm làm một bài thơ tiễn biệt nhà văn. Bài thơ được nhạc sĩ xem như một nén tâm nhang tiếc thương nhà văn mình quý mến.

Nguyên văn bài thơ của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Ảnh: FBNV

Nguyên văn bài thơ của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Ảnh: FBNV

Nhà thơ Hồng Thanh Quang cũng bày tỏ: "Vừa hay tin đại tá, nhà văn Lê Lựu đã qua đời vào ngày hôm nay (9-11-2022) ở quê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Buồn và mới chợt nhớ ra mình gặp Anh lần cuối cũng dễ cũng đã cả chục năm rồi...

Cách đây vài tháng, khi nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát rủ mình về Khoái Châu thăm Anh thì chính mình lại cũng đang mệt nên không đi được. Thôi thì bây giờ đành tưởng vọng nhớ Anh bằng cách post lên một phần bài trò chuyện với Anh năm xưa (tháng 5-2011)...

Lúc đó, anh đang ở trụ sở của Trung tâm Văn hóa doanh nhân trên phố Tam Trinh, Hà Nội. Trung tâm này do Anh lập ra và làm giám đốc nhiều năm...

Cầu mong cho hương linh của nhà văn lớn sớm siêu thoát!".

Nhà thơ Hồng Thanh Quang. Ảnh: NVCC

Nhà thơ Hồng Thanh Quang. Ảnh: NVCC

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn dành những lời chia sẻ sau khi nhà văn Lê Lựu ra đi. Ảnh: Chụp màn hình

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn dành những lời chia sẻ sau khi nhà văn Lê Lựu ra đi. Ảnh: Chụp màn hình

Nhà báo, soạn giả âm nhạc Mai Văn Lạng tiếc thương nhà văn tài hoa: "Thương tiếc vĩnh biệt nhà văn Lê Lựu, nhớ câu chuyện về 'Thời xa vắng'.

Tuổi thơ tôi gắn liền với những trang sách. Đọc triền miên, đọc khắp cả những cửa hàng sách lớn nhỏ ở khu vực Hồng Dương, Dân Hòa (Thanh Oai).

Giá sách của các thầy, cô, anh chị đều được tôi khai thác hết. Tôi nhớ lúc đó là khoảng năm 1984, tôi sang nhà bác rể để nghe Đài nhờ (vì nhà cũng không có cả Đài để nghe). Cả nhà đi vắng, bác gái lúi húi dưới bếp. Tôi thấy trên bàn học của chị gái, con của bác có quyển sách rất dầy, tiểu thuyết 'Thời xa vắng'.

Đọc mấy trang, thấy hay, tôi lén mang về nhà. Hay mê tơi, tôi đọc một mạch từ sáng, hết ngày, hết cả đêm. Mê đến nỗi quên ăn, mẹ tôi chạy vào tắt đèn không cho đọc, tôi lén xuống bếp, châm đèn đọc nốt. Sáng hôm sau, bà chị qua nhà mắng cho một trận vì tìm mãi không thấy sách và nghĩ chỉ có tôi "chôm" (chắc chị cũng đang đọc hay ). Khi chị sang thì tôi cũng đọc hết gần 500 trang sách.

Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến và văn nghệ sĩ tiễn biệt nhà văn Lê Lựu về 'Thời xa vắng' ảnh 8

Nguyên văn chia sẻ của nhà báo, soạn giả âm nhạc Mai Văn Lạng. Ảnh: Chụp màn hình

Gần 40 năm, đọc một lần duy nhất mà đến giờ tôi vẫn nhớ mãi. Tôi nhớ trang 18, khi Sài gặp Hương, hôm ấy lụt, có hai đứa, Sài đã khen Hương đẹp như một tượng phật, Hương bảo Sài 'lạy phật đi phật mới cho nhìn'.

Tôi nhớ cảnh Sài bị 'quăng' vào buồng với (chị) Tuyết và đêm ấy, hai người đã có con... Tôi nhớ ở phần 2 tiểu thuyết Sài gặp lại Hương . . .

Xin vĩnh biệt nhà văn Lê Lựu. Mãi nhớ ông tác giả của tiểu thuyết 'Thời xa vắng' gần như tự truyện với rất nhiều cảnh quê, tình quê phong vị Việt!".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm