Nhiều môn nghệ thuật không có người theo học

Đó là những chia sẻ đầy trăn trở của bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, tại buổi Tọa đàm về giải  pháp đào tạo nguồn nhân lực văn học, nghệ thuật do Hội đồng lý luận phê bình VHNT TP.HCM tổ chức chiều 5-2.

Theo bà Thảo, nhiều ngành NT dân tộc đang bị mai một. Đội ngũ sáng tác đang hụt hẫng dẫn đến thiếu những tác phẩm tầm vóc. Trong khi đó, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin, nhiều người đang lo lắng trước hiện tượng “xâm lăng văn hóa”. Do đó, cần phải có giải pháp về nhân lực cho ngành văn hóa.

Theo TS-NSUT Nguyễn Thị Hải Phượng (Giảng viên nhạc viện TP.HCM), nhiều môn NT truyền thống như chèo, tuồng, cải lương ngày càng thưa vắng khán giả. Các bộ môn NT được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, hát xoan cũng đang dần mai một. Các trường VHNT ngày càng giảm số lượng học sinh, nhiều bộ môn gần như không còn ai theo học

Ông Huỳnh Anh Tuấn, chủ sân khấu kịch Adecaf cho rằng nhiều ban ngành đang chú trọng đào tạo nhân lực cho các bộ môn NT  mà chưa chú trọng bồi dưỡng thị hiếu của công chúng.

 “Chúng ta có cử người đi đào tạo nước ngoài, có chú trọng NT hàn lâm hay bình dân cũng chết nếu không có lực lượng tiêu thụ văn hóa là khán giả. Không có khán giả thì không có NT nào sống được. Từ đó mới xuất hiện tinh hoa, mới lọc ra được cái nào là phế phẩm”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm