Cụ thể Trường ĐH Bách Khoa, điểm chuẩn cao nhất thuộc về ngành kiến trúc 29.5 điểm, thấp nhất 19 điểm đối với các ngành kỹ thuật vật liệu xây dựng, kỹ thuật dệt may, kỹ thuật và quản lý môi trường… Các ngành máy tính, điện-điện tử, cơ khí-cơ khí điện tử có điểm giao động từ 21 đến 21.5 điểm. Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học từ ngày19 đến 22-8-2014.
Trường ĐH Quốc tế, các ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng (khối A, A1,D1) có điểm chuẩn cao nhất 20.5 điểm. Thấp nhất là ngành quản lý nguồn lợi thủy sản (khối A, A1, B, D1) 16 điểm. Riêng các ngành kỹ điện tử-truyền thông, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, kỹ thuật y sinh, tài chính ngân hàng… giao động từ 17 đến 20 điểm.
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 thấp nhất là 16 điểm, gồm các ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí điện tử, công nghệ kỹ thuật nhiệt, chăn nuôi... Cao nhất là ngành ngôn ngữ tiếng Anh 24 điểm (môn ngoại ngữ nhân hệ số 2).
TS. Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết, điểm chênh lệch giữa các nhóm đối tượng ưu tiên liền kề nhau là 1 điểm; điểm chênh lệch giữa các khu vực liền kề nhau là 0,5 điểm.
So với điểm sàn trước đây là phân tầng kết quả của thí sinh (phổ điểm) thành nhiều cấp độ để các trường tự quyết định chọn điểm chuẩn ở mức phù hợp, qua đó khẳng định uy tín của cơ sở giáo dục trong xã hội. Tuy nhiên, có một số trường đa ngành đa lĩnh vực thường sẽ có sự đan xen giữa 2 thậm chí cả 3 mức vể điểm chuẩn của các ngành/nhóm ngành. với 3 mức điểm sàn, rất nhiều trường của 3 top (cao, trung bình và thấp) có nhiều cơ hội để tuyển sinh.
PHONG ĐIỀN