Chiều 15/9/2014, trước sự chứng kiến của hơn 100 khách mời gồm giới họa sĩ, nhà báo, đại diện các cơ quan pháp luật, phòng chống tham nhũng, các tổ chức xã hội tai Hà Nội, 9 giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Vẽ tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí”đã được trao cho các tác phẩm và tác giả xuất sắc nhất.
Các giải còn lại, gồm 01 giải Nhì (trị giá 15 triệu đồng), 02 giải Ba (trị giá 7 triệu đồng/giải) và 05 giải Khuyến Khích (trị giá 03 triệu đồng/giải) đã lần lượt được trao cho các tác giả, tác phẩm sau:
NHỮNG CON SỐ THÚ VỊ CỦA CUỘC THI “VẼ TRANH BIẾM VỀ ĐỀ TÀI CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRÊN BÁO CHÍ” 1.Toàn bộ cuộc thi - Tổng số tranh gửi tham dự cuộc thi: 615 tranh - Số họa sĩ gửi tranh tham dự: 35 họa sĩ - Số tranh đã đăng báo:198 tranh (tương đương 32%) -Số báo đã đăng tranh:11 báo (Tuổi trẻ, Đại đoàn kết, Lao động Nghệ An, Tuổi trẻ cười, Pháp luật TP.HCM, VTC News, Báo Hải Dương, Làng Cười, Dân trí, Tiền phong, Tạp chí Khoa học và công nghệ Hải Dương). -Ngoài các họa sĩ chuyên nghiệp, cuôc thi còn có sư góp mặt của các biếm sĩ “tay ngang” đang làgiảng viên đại học, giáo viên trung học, chiến sĩ công an, tiến sĩ y khoa, kiến trúc sư, sinh viên sân khấu điện ảnh… -Số họa sĩ nữ tham dự cuộc thi:02 nữ họa sĩ(Nguyễn Diệp Thanh – bút danh Sói và Nguyễn Ngọc Thủy – bút danh Tép). -35 họa sĩ gửi tranh dự thi đến từ12 tỉnh, thành phố(Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TPHCM, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Cần Thơ, Sóc Trăng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Hải Dương). -Họa sĩ lớn tuổi nhất: Công Danh (TPHCM) và Văn Thanh (Hà Nội), cùng76 tuổi. - Họa sĩ ít tuổi nhất: Nguyễn Ngọc Thủy (Tép),20 tuổi; - Các vấn đề được họa sĩ quan tâm nhất:Đề án Sách giáo khoa điện tử, Đề án cải cách sách giáo khoa 34.000 tỷ, Bệnh dịch sởi, cảnh sát giao thông ăn tiền mãi lộ, kê khai tài sản, Vinashin, xăng dầu, điện, tổ chức cán bộ… 2.Vòng chung khảo - Số tranh được lựa chọn vào vòng chung khảo:70 tranh(tương đương 11%); - Số họa sĩ có tranh được chọn vào vòng chung khảo:23 họa sĩ; - Họa sĩ có nhiều tranh vào chung khảo nhất:Nguyễn Thị Diệp Thanh (Sói) vàNguyễn Văn Dũng (Cận), mỗi người có 06 tranh được lựa chọn vào vòng chung khảo; - Tranh được nhiều người bầu chọn nhất tại triển lãm “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”: Tranh “Xử án oan sai” của tác giả Nguyễn Quang Phan và “Nắn đường tránh nhà quan lớn” của Lê Phương (Leo) |
Ông Mai Ngọc Phước, Phó Tổng biên tập phụ trách báo Pháp luật TP.HCM, trưởng ban Tổ chức trao giải Nhất cho họa sĩ Lê Phương (Leo).