Những cách mặc áo ngực khiến ngực bạn trở nên xấu xí

Một nghiên cứu tại Pháp vào năm 2013 trong 15 năm cho thấy mặc áo ngực mỗi ngày không có tác dụng thực sự nào để cải thiện vóc dáng. Thậm chí, sự đàn hồi của ngực cũng có khả năng mất dần, khiến chúng xệ nhanh hơn.

Vậy tại sao càng mặc áo ngực nhiều, ngực bạn sẽ càng xấu?

1. Làm mô ngực mất đàn hồi: Theo các nhà khoa học, không có bằng chứng nào cho thấy mặc áo ngực khiến ngực bớt xệ hơn.

Ngược lại, phụ nữ mặc áo ngực không thường xuyên có ngực cao hơn trung bình 0,7 cm so với người mặc áo ngực cả ngày lẫn đêm.

Mặc áo ngực quá nhiều thời gian có thể làm tổn hại đến những mô ngực mỏng manh, khiến ngực mất đi độ săn chắc, thậm chí bị nhão.

Mặc áo ngực toàn thời gian sẽ khiến ngực bạn bị chèn ép, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hình minh họa.

2. Làm ngắt đoạn tuần hoàn: Mặc áo ngực quá nhiều còn có thể làm gián đoạn tuần hoàn vùng lồng ngực, eo bụng. Điều này không xảy ra ngay lập tức mà qua thời gian dài.

Vùng ngực bị thắt chặt có thể tác hại tiêu cực đến các yếu tố khác liên quan đến ngực, ví dụ như sức mạnh cơ bắp, khiến ngực không được nâng đỡ và xệ xuống.

3. Làm yếu cơ quanh ngực: "Hệ thống cơ bắp treo" của ngực rất quan trọng để chống xệ, chúng "làm việc" chung với cơ cấu mô được gọi là dây chằng Cooper để nâng đỡ ngực trên xương ức.

Những cơ này có thể bị thoái hóa qua thời gian nếu bạn mặc áo ngực quá nhiều, khiến chúng không có cơ hội hoạt động.

4. Thường xuyên bị sai kích cỡ áo ngực: Rất nhiều phụ nữ toàn thế giới mặc áo ngực không đúng kích cỡ. Khi mặc sai cỡ áo, bạn có thể chịu nhiều sự khó chịu, thậm chí là đau đầu, đau ngực, ngực xệ… Nếu mặc áo ngực quá chật, bạn làm tổn hại mô, cơ ngực.

Áo ngực nếu quá chặt sẽ khiến người mặc bị đau mỏi cơ, chèn ép mạch máu. Hình minh họa.

5. Áo ngực không thay đổi phù hợp với cơ thể: Ngực là bộ phận thay đổi rõ nhất khi cơ thể có biến đổi. Chúng to lên khi phụ nữ mang thai, nhỏ lại sau thời kỳ cho con bú, thay đổi kích cỡ khi trọng lượng thay đổi, thậm chí tùy theo chu kỳ sinh học của cơ thể.

Nếu áo ngực không "theo sát" được những thay đổi này, nó có thể gây tác hại như trên. Ngực tăng kích thước còn khiến da, mô quanh ngực yếu đi, mất độ đàn hồi, do đó việc mặc đúng cỡ áo càng cần thiết hơn.

6. Áo ngực thường quá chật: Cơ thể bạn cũng có thể có thay đổi nhỏ trong các thời kỳ hoạt động, chu kỳ sinh học, nên mặc áo ngực theo lối "bình thường" cũng có thể gây chật chội khó chịu, làm gián đoạn tuần hoàn, ảnh hưởng mô ngực.

7. Mặc áo ngực quá sớm: Nếu phụ nữ mặc áo ngực ngay khi ngực vừa hình thành, các cơ treo sẽ không còn hoạt động được chính xác và mô ngực sẽ "lỏng lẻo" hơn.

Mặc áo ngực sớm cũng khiến bạn dễ "phụ thuộc" vào áo ngực hơn, vì ngực mất đi độ đàn hồi tự nhiên với trọng lực. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới