Cánh đồng muối Tam Hòa (Hòa Lộc, Thanh Hóa) từng biết đến là vựa muối lớn nhất của xứ Thanh, tuy nhiên đến ngày nay diện tích đã thu hẹp lại chỉ còn khoảng 50 ha. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Nếu như nhiều năm trước trên cánh đồng muối ở Hòa Lộc, già trẻ trai gái tranh thủ tạo nên những thửa ruộng trắng toát khi trời nắng như đổ lửa, thì những ngày này chỉ còn lại những người trung niên, người già đeo đẳng với nghề muối lâu đời. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Lý do những người trẻ không còn mặn mà với nghề làm muối vì làm muối vất vả, nặng nhọc, trong khi giá muối thấp nên họ lần lượt rời làng quê tìm đường mưu sinh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Ông Đỗ Văn Mo (70 tuổi) gắn bó mấy chục năm với nghề làm muối chia sẻ: "Nghề muối là nghề không chỉ có mồ hôi mà còn có cả vị mặn của nước mắt khi phải chứng kiến cảnh được mùa mất giá, nhưng năm nay diêm dân vui hơn vì giá muối đã tăng giá lên từ 2.200 đến 2.400 đồng/kg". Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Theo ông Mo, nghề muối khác với những nghề còn lại, bởi vì trời càng nắng càng tốt, như thế sẽ tạo ra những hạt muối tinh trắng toát với chất lượng, độ mặn cao hơn so với bình thường. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Vì thế đối với diêm dân ở Hòa Lộc dù phải xuyên trưa, xuyên đêm cũng tranh thủ thời gian nắng để mưu sinh, bởi vì thời điểm làm ra hạt muối cao điểm chủ yếu chỉ tháng 6 và tháng 7. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Mặc dù nghề muối không còn đủ sức nuôi nổi diêm dân, nhưng theo nhiều người làm muối họ làm thêm cho bớt nhớ nghề cha ông và cũng tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Diêm dân trên cánh đồng muối Hòa Lộc mong mỏi, năm nào cũng được giá muối như năm nay để họ sống được với nghề muối dù nặng nhọc vất vả, rang mình dưới cái nắng 40 độ C cũng xứng đáng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |