Những kỷ vật sống của lực lượng đặc công 'xuất quỷ nhập thần'

Những hiện vật là các bằng chứng lịch sử quan trọng của lực lượng được mệnh danh "Xuất quỷ nhập thần" được trưng bày tại Bảo tàng Đặc công, trực thuộc Cục Chính trị Binh chủng Đặc công.

Bảo tàng được thành lập ngày 22/12/1977. Đây là một trong những bảo tàng nằm trong hệ thống Bảo tàng Quân sự Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Nơi đây trưng bày những hiện vật của lính đặc công qua các thời kỳ đặc biệt là những năm 1975. Một số hiện vật được tịch thu từ địch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Túi đựng thủ pháo và kìm cắt rào được đặc công sử dụng để mở cửa cho 2 mũi tập kích sân bay Buôn Mê Thuột ngày 9/3/1975. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Súng ngắn K59 và tờ lệnh xuất quân của Đảng ủy – Ban chỉ huy e115 Đặc công miền Đông Nam Bộ lệnh cho các đơn vị trong Trung đoàn xuất quân chiếm lĩnh các mục tiêu được giao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Băng ám hiệu của c67, Đặc công biệt động Trà Vinh dùng trong trận đánh chi khu Châu Thành ngày 31/12/1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo tàng trưng bày phần lớn những hiện vật của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những kỷ vật là những nhân chứng cho một thời kỳ hào hùng của lực lượng đặc công Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chân dung những chiến sỹ đặc công anh hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chiếc áo sơ mi của đồng chí Đoàn Thị Tứ, Biệt động Đà Nẵng đã dùng tham gia đánh 36 trận, diệt 210 tên địch, 36 lần được tuyên dương dũng sĩ, 3 lần chiến sỹ thi đua, 3 huân chương chiến công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hình ảnh các chiến sỹ đặc công Việt Nam qua các thời kỳ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đặc công bộ đang ôm bộc phá tiêu diệt cứ điểm được dựng lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cận cảnh sa bàn miêu tả lại chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975, đặc biệt là trận đánh chiếm 7 cây cầu nổi tiếng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo MINH SƠN-SƠN BÁCH (VIETNAM+)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới