Những luật lái xe "điên rồ" nhất thế giới

Tại Việt Nam, các tài xế thường được khuyến cáo không sử dụng cồn khi lái xe và nếu đã uống với nồng độ vi phạm luật sẽ bị phạt tới 10 triệu đồng (với ôtô) và đến 1 triệu đồng (cho xe máy). Tuy nhiên, “uống rượu và lái xe” lại được cho phép tại một số bang ở Mỹ hay Đức.

Trong khi đó, tại Pháp, người dân được yêu cầu bất kỳ lúc nào cũng phải có một thiết bị đo nồng độ cồn trên xe. Ban đầu, luật pháp quy định những người vi phạm sẽ phải trả số tiền phạt 11 euro (khoảng 15 USD) nhưng việc thực thi đến nay đã bị trì hoãn vô thời hạn.

Đặc biệt, ở Costa Rica, bạn hoàn toàn có thể uống bia rượu khi đang lái xe miễn là không để bị say. Một tay cầm chai bia nhấm nháp, tay còn lại điều khiển vô lăng là hành động hợp pháp, cho dù rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nồng độ cồn trong máu vượt 0.75%, người lái sẽ bị tống giam.

Ngược lại, ở Cộng hòa Síp, ăn vặt, hay thậm chí uống nước lọc khi đang điều khiển phương tiện đều bị cho là vi phạm pháp luật, người lái có thể bị phạt 85 euro (117 USD).

Thông thường, người ta có suy nghĩ rằng chỉ những người uống rượu khi lái xe mới có nguy cơ bị luật pháp “sờ gáy”. Thế nhưng, tại Nhật Bản, thậm chí đang rất tỉnh táo, bạn cũng có thể bị phạt nếu như…ngồi sau xe một người say rượu.

Nếu chọn điểm đến là Alaska, khách du lịch cũng nên chú ý rằng họ sẽ không được cho chó cưng của mình đứng trên mui xe “vãn cảnh”, vì điều đó sẽ phạm luật và bạn sẽ phải trả tiền phạt cho hành động này.

Còn nếu đi loanh quanh trên các đường phố tại Nga với một chiếc xe bẩn, bạn có thể bị phạt tiền tới 57 USD.

Ở Arkansas, người dân sẽ không được bấm còi sau 9 giờ tối ở những vùng mà đồ uống lạnh hay bánh mì sandwich được phục vụ, thật khó hiểu nhưng đó là quy định.

Tại Nam Phi, không riêng con người mà động vật cũng có những con đường đi “hợp pháp”. Trong khi đó, các tài xế ở Trung Quốc không nhất thiết phải dừng ở những điểm giao cắt để nhường đường cho người đi bộ.

Nếu chạy xe trên hệ thống đường cao tốc Autobahn ở Đức, bạn sẽ không bao giờ được phép hết xăng và “xế yêu” của mình được kéo hay chở đi, vì bạn sẽ phạm luật.

Ở Thụy Sĩ, người tham gia giao thông sẽ phải bật đèn sáng 24/24 giờ mỗi ngày – một điều mà chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy không cần thiết và lãng phí, nhưng với một đất nước nhiều tuyết như Thụy Sĩ, đó là điều đương nhiên cho sự an toàn của các phương tiện tham gia giao thông.

Theo Songmoi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới