Những ‘nàng tiên cá’ cuối cùng của Hàn Quốc là ai?

Theo Huffington Post, truyền thống lặn sâu xuống biển trong di sản Hàn Quốc để thu hoạch hàu, hải sâm, bào ngư, nhím biển và mực ra đời từ thế kỷ 5. Ban đầu, công việc này chỉ do đấng mày râu chuyên nghiệp thống trị.

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

Khuôn mặt lấm lem những nhọc nhằn của các nữ thợ lặn 70 tuổi Hàn Quốc. Ảnh: MIJOO KIM

Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, phụ nữ cũng bắt đầu tìm đến công việc này và ngày nay số lượng nữ trong ngành đã vượt số lượng nam. Tiếng địa phương gọi những nữ thợ lặn này là Haenyo hay còn biết là “hải nữ”.

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

Khuôn mặt lấm lem những nhọc nhằn của các nữ thợ lặn 70 tuổi Hàn Quốc. Ảnh: MIJOO KIM

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

Những phụ nữ mạnh mẽ này được gọi là Haenyo hay còn gọi là "hải nữ". Ảnh: MIJOO KIM

Mijoo Kim, một nhiếp ảnh gia đến từ New York (Mỹ), đã thực hiện một phóng sự khắc họa những “nàng tiên cá” kiên cường bám biển, cống hiến cả đời cho nghề lặn.

Nhiếp ảnh gia Mijoo Kim viết trên Huffington Post: “Những nữ thợ lặn này đang mang trên mình di sản Hàn Quốc. Họ là Haenyo thế hệ cuối cùng”.

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

Họ phải lặn sâu xuống 20 m dưới làn nước lạnh cắt da cắt thịt mà không cần dụng cụ chuyên nghiệp. Ảnh: MIJOO KIM

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

Họ phải lặn sâu xuống 20 m dưới làn nước lạnh cắt da cắt thịt mà không cần dụng cụ chuyên nghiệp. Ảnh: MIJOO KIM

Lặn là một nghề không dễ dàng chút nào. Haenyo là những người tuy cao tuổi nhưng cực kỳ dũng cảm. Họ phải lặn sâu xuống 20 m dưới làn nước tê buốt mà không cần đến những dụng cụ lặn chuyên nghiệp. Đôi khi họ phải nín thở hơn hai phút mà không cần bình dưỡng khí.

Số lượng các Haenyo đang giảm sút bởi phụ nữ trẻ Hàn Quốc nơi biển đảo đã di cư dần lên đất liền để tìm kiếm việc làm và điều kiện giáo dục tốt. Trong khi đó, hầu hết những “hải nữ” ở đây đều đã trên 70 tuổi, vì thế không có một thế hệ phụ nữ nào có thể kế tục.

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

Đây là những "nàng tiên cá" cuối cùng của Hàn Quốc, họ cả đời cống hiến cho nghề lặn. Ảnh: MIJOO KIM

Nhiếp ảnh gia Mijoo Kim là người gốc Hàn, quan niệm nghề nhiếp ảnh là con thuyền truyền tải những câu chuyện về di sản văn hóa của đất nước cô.

Cô cho biết để thực hiện phóng sự ảnh này, cô phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng để đi theo các Haenyo trong các hành trình lặn sâu xuống biển của họ. Cô cũng mất hai giờ đi xe để tới được Gijang của Hàn Quốc trước cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông.

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

“Do sự vất vả nguy hiểm của nghề lặn nên ở Hàn Quốc có câu nói "Haenyo làm công việc của người chết trên đất của người sống"”. Ảnh: MIJOO KIM

“Ngày đầu tiên tôi cố chụp ảnh dưới nước và đó là ngày vất vả nhất” - Kim nói. “Tôi nghĩ mình là một vận động viên bơi cừ khôi. Tôi cũng quá tự tin và hào hứng khi có thể chụp ảnh dưới nước nhưng với điều kiện dưới nước lạnh như vậy thì không dễ chút nào. Tôi không thể đi theo họ. Có vẻ trông họ trẻ giống như tôi thôi bởi họ quá nhanh nhẹn và linh hoạt”.

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

Haenyo là nghề quanh năm bám biển. Ảnh: MIJOO KIM

Bộ ảnh của Kim đã lột tả được cường độ làm việc cũng như những khắc khổ hằn trên gương mặt của các nữ thợ lặn Haenyo quần quật cả ngày trời giữa biển khơi. Với cô, sức mạnh của bộ ảnh nằm ở những khoảnh khắc miêu tả cận cảnh từng khuôn mặt của Haenyo. Qua đó, sự mệt nhoài, những vết nám, vết bẩn lấm lem được thể hiện mười mươi trên nét mặt. Những giọt nước mắt đọng trên khóe mắt.

nữ thợ lặn cuối cùng Hàn Quốc

"Để trở thành một Haenyo thì không được phép yếu đuối". Ảnh: MIJOO KIM

Kim có chú thích trong bộ ảnh của mình rằng: "Để trở thành một Haenyo thì không được phép yếu đuối". hay “Do sự vất vả nguy hiểm của nghề lặn nên ở Hàn Quốc có câu nói "Haenyo làm công việc của người chết trên đất của người sống"”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm