+ Không nên cho những người đang sốt (nhất là trẻ em) ăn trứngvì sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, sốt càng thêm trầm trọng.
+ Người bị tiểu đường type 2, viêm gan, gan nhiễm mỡ cần hạn chế ăn trứng do có thể tăng tích luỹ chất béo bão hoà và cholesterol trong gan .
+ Người có tiền sử bệnh sỏi mật, tiêu chảy, nếu ăn nhiều trứng, hàm lượng đạm cao, sẽ kích thích đường ruột, túi mật co bóp, trong khi hệ thống ruột, túi mật của người bệnh vốn đã yếu sẵn, gây nên tình trạng đau tức bụng, nôn mửa, tiêu chảy nặng thêm.
+ Không nên uống trà ngay sau khi ăn trứng vì protein của trứng kết hợp với axit tannic của trà sẽ gây khó tiêu.
+ Không nên ăn trứng kết hợp sản phẩm từ đậu nành vì sẽ ngăn cản quá trình hấp thu các chất.
+ Hạn chế ăn trứng sống hoặc lòng đào vì có thể gây ngộ độc, nôn ói do vỏ trứng chứa các lỗ nhỏ li ti, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Tuy nhiên cũng không nên luộc trứng quá chín vì sẽ làm mất dưỡng chất.
+ Không nên ăn trứng đã luộc để qua đêm.
+ Không nên chiên rán trứng chung với tỏi.
+ Không nên sử dụng thuốc chống viêm sau khi ăn trứng vì có thể ảnh hưởng dạ dày.
+ Không nên sử dụng nhiều hơn 2 quả trứng/ ngày vì dễ gây xơ vữa thành mạch, tăng huyết áp, tắc mạch vành, đột quỵ.
+ Không nên chỉ ăn trứng vịt mà không ăn trứng gà. Nên ăn trứng gà để hạn chế lượng cholesterol đưa vào cơ thể
+ Hạn chế ăn lòng đỏ, tăng ăn lòng trắng trứng vì nó không chứa cholesterol và cần thiết cho sự phát triển cũng như hoạt động của cơ bắp.
BS HÀ HẢI NAM – Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội