Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra thông tin từ bảng câu hỏi về chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của hơn 100.000 người trưởng thành.
Theo dõi trong khoảng thời gian trung bình khoảng 8 năm, họ đã so sánh mức độ ảnh hưởng của việc tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo khác nhau của mọi người, đối với nguy cơ mắc các loại ung thư nói chung.
Tiêu thụ các loại đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: NHẬT LINH
Các tác giả nghiên cứu Charlotte Debras và tiến sĩ Mathilde Touvier của nhóm nghiên cứu Dịch tễ học Dinh dưỡng (EREN) tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Y tế Pháp (Inserm) tại Đại học Sorbonne Paris Nord, cho biết: "Trong nghiên cứu dựa trên dân số lớn này, chất làm ngọt nhân tạo (đặc biệt là aspartame và acesulfame-K), được sử dụng trong nhiều nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống trên toàn thế giới, có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư."
Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng aspartame làm tăng lượng đường trong máu và viêm nhiễm, cũng như làm tăng nguy cơ mất nhạy cảm với insulin của bạn. Và acesulfame-K trước đây có liên quan đến ung thư, cũng như chứng không dung nạp glucose.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), aspartame được tìm thấy trong kẹo cao su, ngũ cốc, một số loại đồ uống và nhiều loại thực phẩm khác, trong khi acesulfame-K có thể được tìm thấy trong đồ ngọt đông lạnh, kẹo, đồ uống và bánh nướng.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng, nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế. Có nghĩa là, khả năng mắc ung thư cao hơn có thể không phải là kết quả trực tiếp của việc tiêu thụ những chất làm ngọt nhân tạo này.
Debras and Touvier, cho biết: "Những kết quả này cần được nhân rộng trong các nhóm thuần tập quy mô lớn khác và các cơ chế cơ bản cần được làm rõ bằng các nghiên cứu thử nghiệm sâu hơn. Bên cạnh đó, chúng không nên được hiểu là một gợi ý để tiêu thụ đường hơn là chất làm ngọt nhân tạo. Ăn quá nhiều đường chắc chắn gây ra nhiều bệnh mãn tính và chúng ta cũng nên hạn chế chúng."