Nobel Vật lý 2022 gọi tên nghiên cứu cơ học lượng tử

(PLO)- Giải Nobel Vật lý 2022 gọi tên ba nhà khoa học Pháp, Mỹ, Áo với công trình nghiên cứu về cơ học lượng tử.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 4-10, tờ The Washington Post dẫn thông tin từ Viện Karolinska (thủ đô Stockholm, Thụy Điển) rằng Nobel Vật lý 2022 vinh danh ba nhà khoa học Alain Aspect, John Clauser và Anton Zeilinger với công trình nghiên cứu mang tính đột phá về cơ học lượng tử.

Mở đường cho công nghệ dựa trên thông tin lượng tử

Theo The Washington Post, công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học là “thí nghiệm về photon ở trạng thái vướng mắc lượng tử, phá vỡ bất đẳng thức Bell và khoa học thông tin lượng tử tiên phong”.

Thời gian công bố các giải Nobel 2022 sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 10-10. Theo đó, giải Nobel Y sinh đã được công bố hôm 3-10, giải Nobel Vật lý được công bố ngày 4-10 tại Viện Karolinska (thủ đô Stockholm, Thụy Điển). Các giải Nobel Hóa học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế sẽ lần lượt được công bố vào các ngày 5, 6, 7 và 10-10. Tất cả giải thưởng trên được công bố tại Thụy Điển, riêng Nobel Hòa bình sẽ được công bố tại Na Uy.

Các thí nghiệm của ba nhà khoa học được đánh giá là mang tính đột phá với các trạng thái lượng tử vướng víu (trạng thái hai hạt nhân hoạt động như một khối thống nhất ngay cả khi chúng bị chia cắt). Các thí nghiệm còn phá vỡ ranh giới của bất đẳng thức Bell, được nhà vật lý lượng tử John Bell người Cộng hòa Ireland đưa ra từ những năm 1960.

Thí nghiệm của các nhà khoa học Aspect, Clauser và Zeilinger đã cho thấy những tiềm năng ngoài dự đoán của vật lý lượng tử rằng cơ học lượng tử có thể cho phép hai hoặc nhiều hạt cùng tồn tại trong trạng thái vướng víu. Thí nghiệm chỉ ra rằng khi một hạt tồn tại trong trạng thái vướng víu thì hạt còn lại cũng sẽ tồn tại trong trạng thái trên, ngay cả khi chúng ở cách xa nhau.

Kết quả từ các cuộc nghiên cứu của ba nhà khoa học đã mở đường cho nhiều công nghệ mới dựa trên thông tin lượng tử, bao gồm máy tính lượng tử, mạng lượng tử và liên lạc mã hóa lượng tử an toàn.

Các nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý 2022 (từ trái sang): Alain Aspect (Pháp), John F. Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Áo). Ảnh: PHYSICS WORLD

Các nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý 2022 (từ trái sang): Alain Aspect (Pháp), John F. Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Áo). Ảnh: PHYSICS WORLD

Ba chủ nhân giải Nobel Vật lý 2022

Nhà khoa học Aspect là người Pháp nay đã 75 tuổi. Ông từng theo học tại Trường ĐH Ecole (Pháp) và tốt nghiệp ngành vật lý học năm 1969. Sau đó, năm 1983 ông nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Paris-Sud và ông đang là giáo sư tại ĐH Paris-Saclay và Viện École Polytechnique. Nhà khoa học Aspect được biết đến với công trình thí nghiệm về vướng mắc lượng tử.

Đồng tác giả của công trình nghiên cứu đoạt giải Nobel Vật lý 2022 là TS Clauser năm nay đã 80 tuổi tại TP Pasadena (California, Mỹ). Ông nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại ĐH Columbia (New York, Mỹ) và hiện là nhà vật lý nghiên cứu lượng tử công ty J.F. Clauser & Associated do ông sáng lập. Nhà khoa học Clauser được biết tới là một nhà vật lý về lý thuyết và thực nghiệm với nhiều đóng góp nổi tiếng cho cơ học lượng tử.

Đồng chủ nhân giải Nobel Vật lý 2022 cuối cùng là nhà khoa học Zeilinger người Áo cũng đã 77 tuổi. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Trường ĐH Vienna (Áo) năm 1971 và ông đang là GS tại ĐH Vienna. Ông Zeilinger được biết tới là nhà vật lý lượng tử nổi tiếng ở Áo.

Ba nhà khoa học thắng giải Nobel Vật lý năm nay sẽ nhận được bằng khen, huy chương và khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (hơn 900.000 USD).

Theo trang Phys.org, ba nhà khoa học Aspect, Clauser và Zeilinger từng nhận giải Wolf Prize Vật lý hồi năm 2010 tại Israel.•

Giải Nobel Y sinh 2022 vinh danh nhà di truyền học Thụy Điển

Ngày 3-10, giải Nobel Y sinh đã được công bố tại Viện Karolinska (thủ đô Stockholm, Thụy Điển), mở đầu cho mùa giải Nobel 2022 với sáu lĩnh vực chính gồm y sinh, vật lý, hóa học, văn học, hòa bình, kinh tế, nhằm vinh danh những cá nhân, tổ chức có những đóng góp nổi bật cho hàng loạt lĩnh vực đời sống xã hội, theo hãng tin Reuters.

Theo đó, GS Svante Paabo, sinh năm 1955 tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), đã thắng giải Nobel Y sinh 2022 nhờ những phát hiện quan trọng có liên quan đến các vật chất di truyền (ADN) ở loài vượn người và các phát hiện trong quá trình tiến hóa của con người.

Ông Paabo từng là giám đốc Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck tại Leipzig (Đức). Từ năm 2020 đến nay, ông làm việc tại Viện Khoa học Công nghệ Okinawa (Nhật).

Thông qua nghiên cứu của mình, ông Paabo đã giải mã được trình tự bộ gen của người vượn cổ Neanderthal, nhóm người có họ hàng xa với loài người hiện đại. Ông còn phát hiện ra một nhóm người vượn cổ mới là Denisova, chưa từng được công bố từ trước đến nay.

Công trình nghiên cứu của ông Paabo đã tạo ra một lĩnh vực nghiên cứu khoa học hoàn toàn mới. Theo đó, bằng cách công bố những điểm khác biệt về gen giúp phân biệt con người ngày nay với các nhóm người vượn cổ đã tuyệt chủng, ông đã tạo ra hệ thống dữ liệu nhằm cung cấp cơ sở để nghiên cứu điều gì đã khiến con người hiện đại trở nên độc nhất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm