Tuy nhiên Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis cho biết nước này không có ý định bỏ cuộc và không thể bị ép buộc rời khỏi liên minh.
Cuộc xung đột trên đang đẩy Liên minh châu Âu vào thế lấp lửng về pháp lý và không ai có thể dự đoán được những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Đa số các nghị sĩ chính phủ Hy Lạp đồng ý muốn giữ đồng euro và tư cách thành viên 35 năm của nước này trong Liên minh châu Âu.
Mặt khác, họ cũng chỉ ra rằng ngay cả hiệp ước tạo ra khu vực đồng euro 19 thành viên hiện nay cũng như thỏa thuận ràng buộc 28 quốc gia thành viên của EU không hề có quy định trục xuất bất cứ quốc gia nào.
Trong cấu trúc xây dựng đồng euro, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhấn mạnh rằng đồng tiền này sẽ có hiệu lực vĩnh viễn. Một câu hỏi đã được đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nước thành viên phá vỡ các quy tắc bằng cách rời khỏi liên minh? Ngay cả việc xác định hành vi vi phạm như vậy cũng đã khá rắc rối.
Hôm 29-6, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho rằng chuyện Hy Lạp từ đồng euro là không thể ngăn cấm, nhất là nếu các cử tri ủng hộ một cuộc trưng cầu vào 5-7 từ chối lời đề nghị trả tiền mặt để đổi lấy việc cắt giảm ngân sách của chủ nợ.
Với khao khát muốn kết thúc tình trạng thắt lưng buộc bụng làm điều kiện để nhận quỹ cứu trợ tài chính, Đảng cánh tả Hy Lạp đã chọc giận các đối tác của mình bằng cách từ chối chấp nhận các điều khoản mới. Điều đó có nghĩa là chương trình tài chính của nước này sẽ kết thúc vào 30-6, ngay khi khoản vay Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa chín muồi. Athens tuyên bố sẽ không thực hiện thanh toán.
Việc giữ nguyên hiện trạng đã khiến cho Hy Lạp không thể kết nối với ngân hàng ECB tại Frankfurt. Các quan chức cho rằng hai tổ chức IMF và ECB sẽ trì hoãn hành động dẫn đến cắt đứt nguồn cung euro đột ngột cho hệ thống ngân hàng Hy Lạp, ít nhất là sau khi trưng cầu dân ý hôm 5-7 hoàn thành.
Hôm qua (29-6), Hy Lạp áp dụng kiểm soát vốn để ngăn chặn dòng chảy tiền mặt ra nước ngoài vì nước này đang tìm kiếm sự ổn định tiền tệ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, các tổ chức khu vực đồng euro có thể sẽ cảm thấy khó khăn để tiếp tục cung cấp tiền mặt cho Hy Lạp.
Các quan chức châu Âu gợi ý chính phủ Hy Lạp có thể bắt đầu thanh toán hóa đơn với các lựa chọn thay thế cho tiền mặt, chẳng hạn như một số hình thức giấy ghi nợ. Song cách thức này sẽ khiến cho việc chi tiêu trở nên khó khăn hơn.
Liệu mối quan hệ Hy Lạp – EU có rạn nứt?
Những người bị ảnh hưởng có thể làm đơn kiện để xin thanh toán bằng đồng euro. Trải qua thời gian, điều này có thể dẫn đến sự hình thành của một loại tiền tệ quốc gia ví dụ như đồng drachma mới. Tuy nhiên chính phủ Hy Lạp khẳng định rõ rằng họ không muốn tạo ra một tiền tệ khác.
Các quốc gia trong khu vực đồng euro không sẵn lòng để chứng kiến Hy Lạp rời khỏi khối liên minh, một phần vì các nhà đầu tư lo sợ khu vực tiền tệ có thể bị phá vỡ và một phần vì họ sẽ phải đối mặt với tổn thất nặng nề khi cho Hy Lạp vay.
Chính phủ Athens đã nhấn mạnh rằng Hy Lạp sẽ ở lại tổ chức này và sẽ đập tan bất kỳ hành động có ý muốn đẩy nước này ra khỏi EU.