Thị trường tài chính, chứng khoán chao đảo
Hậu quả các thất bại trong đàm phán giữa Hy Lạp và các tổ chức tín dụng đã làm thị trường chứng khoán của nước này chao đảo.
Các giao dịch với châu Á và châu Âu bị suy giảm trầm trọng, đồng Euro do vậy đang trên đà trượt giá, trong khi Phố Wall đang khốn đốn thì Hy Lạp chỉ còn vỏn vẹn một ngày để trả nợ.
Các thành viên châu Âu khác cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế cho rằng cần tiếp tục cắt giảm chi tiêu để duy trì sức sống của nền kinh tế Hy Lạp.
Chính phủ Hy Lạp ban đầu được bầu nhờ đưa ra các hứa hẹn sẽ không thắt lưng buộc bụng, giờ vẫn tiếp tục phản kháng lại các yêu cầu nhạy cảm chính trị như mở rộng việc cắt giảm lương hưu.
Khủng hoảng nợ Hy Lạp là vấn đề chung của cả châu Âu.
Hiện tại, thế giới đang lo ngại năm năm Hy Lạp gắng gượng để được nằm trong Eurozone sắp sửa kết thúc, kéo theo đó là nhiều hậu quả nặng nề giáng lên kinh tế Hy Lạp cũng như hệ thống tài chính thế giới.
Bầu trời ảm đạm bao trùm châu Âu
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã tuyên bố ông sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào cuối tuần này để lấy ý kiến về các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các tổ chức cho vay đang đòi hỏi.
Cá nhân ông đang kêu gọi bầu không chấp nhận thắt lưng buộc bụng, trong khi dảng Syriza của ông đã đự định kêu gọi người dân biểu tình chống thắt lưng buộc bụng trước quảng trường tòa nhà Quốc hội.
Tuy vậy nhiều người dân Hy Lạp tin rằng cắt giảm chi tiêu theo yêu cầu của các tổ chức cho vay và ở lại khu vực đồng tiền chung châu Âu lại có lợi hơn. Hơn nữa, lá phiếu chấp thuận có hiệu lực sẽ có khả năng khiến Tsipras rời ghế và có thể bầu cử chính quyền mới.
Dân tình khốn khổ
Phản ứng trước quyết định đóng cửa ngân hàng, người dân Hy Lạp đã cố gắng rút tiền khỏi tài khoản càng sớm càng tốt. Hệ quả là các máy ATM đã nhanh chóng hết tiền, trong khi căng thẳng tăng cao do người dân phải chờ hàng giờ để có được nhu yếu phẩm. Tại các trạm xăng dầu, nhiều hàng dài người dân đã đổ đầy bình xăng của mình nhằm ứng trước trong trường hợp Hy Lạp hết tiền.
Một khi nước này rời bỏ đồng Euro, hay kể cả khi ở trong tình trạng không quyết định được số phận của mình, Hy Lạp sẽ phải đối mặt với khủng hoảng nhân đạo trong bối cảnh lượng tiền cạn dần cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như dược phẩm.
Georgia, một công dân 50 hiện đang thất nghiệp, lo lắng: “Tôi vừa nhập viện hồi tháng rồi, giờ tôi cần tiền để trả cho bác sĩ. Chúng tôi cứ nghĩ đất nước đang đi đúng hướng, thế rồi chính phủ lại kêu gọi trưng cầu dân ý.” Cô cũng cho biết mình đã cạn tiền cho các nhu cầu chi tiêu trong tuần.
John Tzamalouka, 35 tuổi , đã chờ hơn một tiếng rưỡi trong hàng xếp trước một máy ATM ở trung tâm Athens xót xa “mọi người đều bất ngờ và bị động.” Trước khi đến lượt anh rút tiền, máy ATM đã cạn tiền. Anh lo lắng cho biết mình còn con gái nhỏ mới một tháng tuổi và cần tiền để chi tiêu sinh hoạt và mua sữa cho con.
Còn tiếp