NSƯT Thành Lộc bị 'sốc' khi xem triển lãm tranh của cố hoạ sĩ Bửu Chỉ

(PLO)- Tại triễn lãm Tay níu thời gian tưởng nhớ 20 năm ngày mất hoạ sĩ Bửu Chỉ, NSƯT Thành Lộc bị 'sốc' về những điều lần đầu được biết khi xem tranh của ông. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của cố hoạ sĩ Bửu Chỉ (14-12-2002 - 14-12-2022), REI Artspace đã tổ chức triển lãm tại TP.HCM "Tay níu thời gian" để tưởng nhớ về ông.

Hoạ sĩ Bửu Chỉ (1948-2002). Ảnh: TL

Hoạ sĩ Bửu Chỉ (1948-2002). Ảnh: TL

Triển lãm trưng bày hơn 30 bức tranh được sưu tập tập gần 2 năm gần đây với các chất liệu là sơn dầu trên giấy, vải bố, bột giấy trên vóc...

Bên cạnh việc giới thiệu bộ sưu tập riêng thì "Tay níu thời gian" còn mượn lại một số tác phẩm từ gia đình nhà sưu tập mỹ thuật Nguyễn Chí Sơn (1957 - 2020).

Bức tranh "Điệu nhảy" với chất liệu bột giấy màu trên vóc. Ảnh: VĂN HÀ.

Bức tranh "Điệu nhảy" với chất liệu bột giấy màu trên vóc. Ảnh: VĂN HÀ.

Một số tác phẩm lần đầu bước ra từ các bộ sưu tập này hoặc chưa biết Bửu Chỉ đặt tên gì, nên REI Artspace chủ động đặt tên để tạm nhận diện.

Nhà sưu tập Đỗ Viết Tuấn (một đại diện của REI Artspace), cho biết: "Bên cạnh việc tưởng nhớ cố hoạ sĩ Bửu Chỉ thì mục tiêu của tôi còn muốn chia sẻ đam mê cũng như sở thích của mình về một người hoạ sĩ đầy thú vị này.

Cố hoạ sĩ Bửu Chỉ là một người tự học, chưa qua bất kỳ trường lớp mỹ thuật nào. Bên cạnh đó, tôi thấy trong người ông có hai trường phái phong cách khác nhau. Cụ thể trước năm 1975 ông là hoạ sĩ phản chiến (ủng hộ hoà bình) sau này hoà bình rồi ông chuyển sang những chủ đề nhẹ nhàng hơn về nhân sinh và tình yêu.

Tôi ấn tượng ở ông về những bức tranh mang chủ đề nhân sinh sau này tôi thích về kiểu trường phái mang tính lãng mạn trong đó. Và đặc sắc nhất trong tranh Bửu Chỉ là luôn có sự xuất hiện của mặt trời và mặt trăng".

Xuất hiện tại khai mạc, NSƯT Thành Lộc không khỏi “sốc’ về những điều mình vừa mới phát hiện ra khi lần đầu tiên được xem tranh của cố hoạ sĩ Bửu Chỉ tại “Tay níu thời gian” dù trước năm 1975 anh đã biết tên của ông qua những bức minh hoạ trong tập nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Chia sẻ với PLO, NSƯT Thành Lộc bày tỏ: “Tôi biết Bửu Chỉ là một tên tuổi lớn của mỹ thuật Sài Gòn, trong suy nghĩ của tôi là một Bửu Chỉ nổi loạn và phản chiến. Và tôi nghĩ tới đây tôi sẽ được xem lại tinh thần đó và xem những bức tranh với tuổi đời cùng tuổi nghề của mình vào khoảng thời gian đó chưa đủ tầm để được xem hết.

Nhưng đến đây tôi rất ngạc nhiên, tôi thấy hầu hết phong cách rất lãng mạn không có nhiều những bức tranh mang tầm nổi loạn phản chiến của một thanh niên thời đó, thì đúng nghĩa là tôi bị “sốc”.

Tác phẩm "Tĩnh vật" vẽ năm 1997 của hoạ sĩ Bửu Chỉ. Ảnh: VĂN HÀ.

Tác phẩm "Tĩnh vật" vẽ năm 1997 của hoạ sĩ Bửu Chỉ. Ảnh: VĂN HÀ.

Ví dụ như bức Tĩnh vật vẽ năm 1997 là tôi bị sốc thật. Theo tôi biết hoạ sĩ là người vẽ tranh ấn tượng và theo trường phái lập thể nhiều nhưng đây là một bức tranh hoàn toàn tả thực nên tôi không tưởng tượng được đó là Bửu Chỉ.

Hay là loạt tranh được vẽ năm 1995 và khoảng thời gian này tôi không biết gì về ông nữa. Tôi rất ngạc nhiên vì nó rất lãng mạn, dễ thương, nhẹ nhàng.

NSƯT Thành Lộc tại triển lãm "Tay níu thời gian". Ảnh: VĂN HÀ

NSƯT Thành Lộc tại triển lãm "Tay níu thời gian". Ảnh: VĂN HÀ

Vì vậy tôi mới nghĩ sao trong tâm hồn của hoạ sĩ Bửu Chỉ nó nhiều màu sắc đến như vậy. Có thể vì ông là người sống trước năm 1975 rồi trong khoảng thời gian sau này sự tiếp cận của ông với cuộc đời nó có nhiều mảng màu khác nhau, nên tôi cảm thấy thú vị vô cùng”.

Nhân dịp này, triển lãm còn giới thiệu đến công chúng cuốn sách nghệ thuật cùng tên Tay níu thời gian, phiên bản giới hạn, gồm tiểu sử, các tác phẩm và những bài viết về cố hoạ sĩ Bửu Chỉ.

Triển lãm Tay níu thời gian diễn ra từ ngày 11-12-2022 đến hết 4-1-2023 tại REI Artspace (371/4 Hai Bà Trưng, Q.3, TP.HCM).

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Hoạ sĩ Bửu Chỉ (8-10-1948 - 14-12-2002), sinh ra tại Vỹ Dạ, Huế. Ông là hậu duệ của vị vua cuối cùng của Việt Nam - vua Bảo Đại.

Ông tốt nghiệp trường Luật Huế năm 1979 nhưng bị chính phủ miền Nam bắt giam một năm vì tội lãnh đạo phong trào sinh viên chống chính phủ và các hoạt động phản chiến.

Trước khi bị bắt giam, những bức vẽ của ông miêu tả sự khủng khiếp của chiến tranh và ông vẫn tiếp tục vẽ khi ở trong tù. Những tác phẩm khi đó đã bị tuồn ra ngoài xuất hiện trên các ấn phẩm phản chiến ở Mỹ và Bắc Âu.

Tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng của Giacometti và Dali.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm