Vùng nào khô hạn và nóng bức nhất cả nước? Chắc chắn nhiều người sẽ nói tới Ninh Thuận và Bình Thuận. Nơi mà lượng mưa ít hơn là lượng bốc hơi trung bình cả năm.
Mùa này khi di chuyển qua nơi này chúng ta sẽ cảm nhận được hết cái khô khát của vùng đất này. Qua Cà Ná điểm cuối của Ninh Thuận 24 km là tới núi Tàu thuộc xã Phước Thể của huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Nói tới địa danh núi Tàu, ta nghĩ ngay tới nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo thành lập từ năm 1928. Xa hơn chút nữa là truyền thuyết tuần trăng mật của Huyền Trân công chúa với vua Chiêm Thành Chế Mân.
Núi Tàu xôn xao với tin đồn 4.000 tấn vàng, do quân đội Nhật chôn dấu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và bao công sức tiền của của ông Tiệp sau 22 năm thăm dò, khảo sát mà vẫn không có kết quả gì.
Núi Tàu thường cả năm khô khát, mùa hạ về bỗng bừng lên sắc tím hồng.
Núi Tàu thường cả năm khô khát, mùa hạ về bỗng bừng lên sắc tím hồng. Từ xa nhìn lên sườn núi, người không biết cứ tưởng đang ở miền trung du với những vùng đồi tím sắc hoa Mua, hoa Sim.
Người không biết cứ tưởng đang ở miền trung du với sắc hoa mua, hoa sim.
Kỳ thực, ấy chính là sắc tím hồng của bằng lăng.
Bằng lăng vốn là cây thân gỗ cao tới 20 m, xong họ bằng lăng cũng được người dân phân ra nhiều loại. Bằng lăng ổi, sắn, thầu lâu... Bằng lăng ở núi Tàu được người dân địa phương gọi là thầu lâu. Cũng bởi sống ở vùng đất khô cằn nhất là trên những sườn núi như núi Tàu, và những cây cao bị chặt phá, nên bằng lăng ở đây mọc thành lùm, bụi. Chính vì như thế nên mùa hoa nở cả sườn núi trở nên rực rỡ hơn.
Sống ở vùng núi khô cằn nhất nên bằng lăng ở đây mọc thành bụi, lùm.
Du khách qua đường hiếm người không dừng chân để được ngắm sắc tím hoa bằng lăng ở núi Tàu.
Thời tiết khắc nghiệt của vùng đất tiểu sa mạc bỗng trở nên tươi mát làm sao dưới sắc tím hoa bằng lăng.
Len theo lối mòn lên núi Tàu vào lúc hoàng hôn hay sáng sớm, đi giữa màu tím ngan ngát sắc bằng lăng, lòng bỗng xốn xang tự hẹn mình mùa sau lại ghé về.