OBAMA thuyết phục Quốc hội giúp đỡ phe đối lập tại Syria
Ông Obama đã phác thảo một kế hoạch không kích lực lượng IS trên một quy mô rộng lớn ở Iraq và có thể là cả Syria đồng thời lôi kéo thêm sự tham gia của các đồng minh chính trị ở Châu Âu và Trung Đông.
Làm bất cứ điều gì để bảo vệ người Mỹ
Trước đó, tổng thống Obama đã trải qua một cuộc tranh luận với các nhà lập pháp kéo dài một giờ đồng hồ nhằm thuyết phục Lưỡng viện rằng Hoa Kỳ “cần phải hành động” chống lại Nhà Nước Hồi Giáo tự xưng IS đồng thời hoan nghênh sự thống nhất trong Quốc Hội để thông qua một hành động như vậy.
Lực lượng Quân Đội Syria Tự Do, phe đối lập “Ôn hòa” ở Syria (Ảnh: John Cantlie)
Trước khi cuộc gặp gỡ hôm thứ ba diễn ra, một số nhà lập pháp đã đề nghị một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho kế hoạch của Tổng Thống.
Nghị sĩ Howard "Buck" McKeon, Chủ Tịch Hạ Viện nói: “Tôi không thực sự thấy được khả năng giải quyết vấn đề của kế hoạch này và chúng tôi cần một cuộc tranh luận cụ thể nhằm làm rõ mọi chuyện” .
Với việc ông Obama phủ nhận sẽ đưa quân đội Mỹ trở lại Trung Đông, nhiệm vụ củng cố năng lực chiến đấu của các lực lượng an ninh Iraq và phe đối lập ở Syria sẽ rất quan trọng trong nỗ lực nhổ tận gốc IS.
Hiện đang, lực lượng khủng bố đang chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn của Syria và Iraq. Mỹ chỉ có thể trực tiếp tấn công bằng các cuộc không kích từ trên không.
Việc trang bị cho lực lượng đối lập ở Syria được xem như một tín hiệu mạnh mẽ đến các đồng minh đang có ý định tương tự của Washington. Ngoại trưởng John Kerry cũng đang trên đường đến các cuộc thảo luận với Arab Saudi và Jordan.
Ưu tiên cấp bách nhất của tổng thống lúc này là thuyết phục Quốc Hội hỗ trợ cho các lực lượng đối lập tại Syria.
Trước đó, một chương trình đào tạo và trang bị trị giá 500 triệu đô la Mỹ đã bị đình trệ do sự chống đối của Đảng Cộng Hòa.
Hồi tháng 8, Mỹ đã phát động các cuộc không kích vào lực lượng IS theo yêu cầu của chính quyền Iraq mà không thông qua Quốc Hội. Tuy nhiên, phạm vi của chúng tương đối hạn chế trong việc bảo vệ lợi ích của Mỹ và giải quyết khủng hoảng nhân đạo.
Các quan chức Mỹ cho biết tổng thống Obama muốn nới lỏng các ràng buộc và mở một chiến dịch chống khủng bố quy mô lớn .Sau vụ IS chặt đầu 2 nhà báo nước này, ông Obama đã thề sẽ “làm bất cứ điều gì để bảo vệ người Mỹ”.
Thuận lợi và thách thức chờ đón ông Obama
Có vẻ như đề xuất lần này của ông Obama sắp có được sự đồng thuận của một số nghị sĩ Đảng Cộng Hòa.
Trợ lý của Chủ tịch Hạ viện John Boehner cho biết đảng Cộng hòa ở Ohio bày tỏ sự ủng hộ đến các nỗ lực làm gia tăng sự hiệu quả của các lực lượng an ninh Iraq và trang bị cho phe đối lập Syria. Boehner cũng sẽ ủng hộ việc triển khai các quân nhân Hoa Kỳ tới Iraq trong công tác đào tạo và tư vấn để chống lại IS.
Tổng thống Obama đang thảo luận với lão đạo Quốc Hội (Ảnh: AP)
Một cuộc thăm dò do Washington Post và ABC News tiến hành hôm thứ hai cho thấy 71% người Mỹ ủng hộ các cuộc không kích ở Iraq, so với chỉ 54% chỉ ba tuần trước. Và 65 % nói rằng hộ ủng hộ việc mở rộng các cuộc không kích trên lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, lần này sẽ không giống như ở Iraq, ông Obama sẽ không có sự đồng ý của chính quyền Syria. Một số chuyên gia luật pháp quốc tế gợi ý rằng cuộc không kích có thể được biện minh như là một hành động tự vệ nếu ông Obama chứng minh IS là mối đe dọa cho Mỹ và các đồng minh từ bên trong Syria, nơi chính phủ không thể ngăn chặn chúng.
Cuộc nội chiến ở Syria ngày càng diễn biến phức tạp với sư tham gia của nhiều phe phái (Ảnh: AP)
Một phương án khác là thỏa thuận với chính quyền Syria để tiến hành không kích bất chấp việc Washington đã tuyên bố không hợp tác với ông Assad.
Một thỏa thuận tương tự từng được ký kết với Pakistan khi máy bay không người lái của Mỹ tấn công các lực lượng khủng bố bên trong lãnh thổ quốc gia này, mặc dù trước đó chính quyền Islamabad đã lên án Mỹ.
Mỹ từ lâu đã kêu gọi ông Assad tư bỏ quyền lực trong khi IS cũng là phe đang tìm cách lật đổ ông. Dẫu vậy, việc tiêu diệt lực lượng IS trên lãnh thổ Syria sẽ gián tiếp giúp đỡ chính quyền của tổng thống Assad, điều mà chính quyền Mỹ không hề mong muốn.