Nhiều nhóm được lập với mục đích chia sẻ thông tin thuần túy song cũng có nhiều fanpage “đen”, chuyên đăng nội dung độc hại, thậm chí gây nguy hiểm cho người tham gia.
Những cái tên như hội ấu dâm, ấu dâm 18+, hội những thằng thích đồ lót phụ nữ, hội some và swing Việt Nam, hội chăn chuối, hội Kimochi Gaming 18+… đã phần nào nói lên “nội dung” sinh hoạt của hội.
Các hội nhóm ấy tồn tại theo tôn chỉ “hội kín và chỉ mời thành viên quen biết”. Họ chỉ chấp nhận user mới được thành viên trong nhóm giới thiệu và có kiểm duyệt gắt gao. Ví dụ, khi muốn gia nhập “hội chị em” (được đổi tên từ “hội chăn chuối”), người mới sẽ trải qua cuộc phỏng vấn bằng call video từ admin, đảm bảo sàng lọc 100% thành viên là nữ và có nhu cầu thực sự.
Các hội này hoạt động khá bài bản khi chia ra theo khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… giao cho một admin quản lý. Hội có điều kiện tham gia cởi mở hơn thì nội dung lại càng độc hại hơn.
Hoạt động chính của các “hội kín” chủ yếu là chia sẻ 1.001 kinh nghiệm ăn chơi. Đơn cử hội chăn chuối bàn tán và khoe các kiểu “súng ống” chị em săn được để so sánh, tâm sự tình một đêm; hội Kimochi Gaming, cuongì anime manager 18+... đăng tải hình ảnh, đường link phim nóng, truyện tranh manager Nhật 18+ do các thành viên dịch; hội some và swing Việt Nam thì thoải mái kêu gọi các thành viên có nhu cầu làm đối tác some hoặc swing (quan hệ tập thể) với chủ topic… Những hội khác như ấu dâm, thích đồ lót thì còn có nhiều nội dung thác loạn hơn.
Sau một thời gian tham gia các nhóm này, tôi nhìn thấy nhiều cái kết đắng cho thành viên. Một member lâu năm trong nhóm “chăn chuối” kể lại: “Thấy một thành viên hoạt động rất tích cực để chia sẻ chuối, mình muốn thử nhưng hơi ngại nên tìm hiểu. Cuối cùng phát hiện ra thành viên này là một má mì có tiếng ở Hà Nội. Dù mình đã lập tức cảnh báo các chị em nhưng vẫn có người sập bẫy”.
Chuyện lừa đảo trong các nhóm kín luôn đầy rẫy. Hơn nữa việc tham gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý các thành viên trẻ, trở thành những con nghiện web đen, hình ảnh đồi trụy, lối sống phóng túng. Đừng nghĩ mình chỉ tham gia cho biết bởi sẽ không thể ngờ bản thân bị lôi kéo lúc nào.
Với các hội, nhóm độc hại này, việc ngăn chặn là rất khó khăn vì đa số đều dùng nick ảo, admin quản lý cũng rất tinh ranh khi liên tục thay đổi tên nhóm nhằm tránh bị “bắt đuôi”. Để bảo vệ chính mình, người dùng nên cân nhắc kỹ trước lời mời gia nhập bất kỳ nhóm, hội nào trên Facebook.
Bài viết dựa vào thực tiễn xâm nhập các hội, nhóm này của tác giả, hoàn toàn có thật 100%.