Ngay cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi các các cuộc đàm phán giữa Armenia và Azerbaijan đã đạt được nhiều “tiến bộ” thì còi báo động không kích vẫn tiếp tục vang lên ở TP Stepanakert, thuộc khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, hãng RT đưa tin.
“Chúng tôi đang làm việc với Armenia. Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với Armenia. Họ là những người rất tốt. Họ rất tận tâm. Họ là những người đáng kinh ngạc và chúng tôi đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra” - Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng vào chiều 23-10, khi ông công bố một thỏa thuận hòa bình giữa Sudan và Israel.
“Chúng tôi đang làm việc với Armenia. Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với Armenia. Họ là những người rất tốt. Họ rất tận tâm. Họ là những người đáng kinh ngạc và chúng tôi đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra” - Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng vào chiều 23-10, khi ông công bố một thỏa thuận hòa bình giữa Sudan và Israel.
Một người lính Armenia trên chiến tuyến chống lại lực lượng vũ trang của Azerbaijan trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh: REUTERS
Khi phóng viên hỏi ông Trump rằng ông có định sẽ gặp ai trong số hai ngoại trưởng của Armenia và Azerbaijan không thì tổng thống từ chối trả lời.
“Tôi không muốn nói. Nhưng chúng ta sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra. Tôi nghĩ rằng những tiến bộ thực sự tốt đang được thực hiện. Chúng tôi sẽ giúp họ” - ông Trump nói với phóng viên.
Tuy nhiên, ngay sau khi ông Trump vừa dứt lời phát biểu thì có lại có báo cáo về việc người Azerbaijan chuẩn bị pháo kích nhắm vào TP Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabakh. Khu vực này, chủ yếu là người Armenia, ly khai khỏi Azerbaijan vào những năm 1990.
Cuộc giao tranh nổ ra vào cuối tháng 9. Armenia đổ lỗi cho Azerbaijan đã tấn công trước và gọi hành động của nước láng giềng là lời tuyên chiến. Trong khi đó, Azerbaijan nói rằng nước này chỉ "đáp trả" những động thái quân sự "khiêu khích trên quy mô lớn" của Armenia. Đây là cuộc xung đột căng thẳng nhất kể từ khi hai bên ký hiệp định đình chiến vào năm 1994.
Ông Trump muốn giúp Armenia và Azerbaijan hòa giải trước thềm bầu cử tổng thống. Ảnh: REUTERS
Azerbaijan khẳng định khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh là "lãnh thổ bị chiếm đóng" và đang dựa vào sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết xung đột thông qua các biện pháp quân sự.
Trong khi đó, Tổng thống Trump lại muốn đẩy mạnh can dự vào cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan dẫu cuộc bầu cử Mỹ đang đến gần. Đây có thể là di sản ngoại giao cuối cùng mà ông Trump muốn đạt được trong cuối nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Buổi đàm phán sắp tới do Mỹ đứng ra dàn xếp hy vọng sẽ là cơ hội mới để hai nước có thể ngưng chiến, tốt hơn hết là chấm dứt giao tranh tại khu vực Nagorno-Karabakh.
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng điều binh sĩ giúp Azerbaijan chống Armenia
Buổi đàm phán sắp tới do Mỹ đứng ra dàn xếp hy vọng sẽ là cơ hội mới để hai nước có thể ngưng chiến, tốt hơn hết là chấm dứt giao tranh tại khu vực Nagorno-Karabakh.
(PLO)- Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay tuyên bố Ankara sẵn sàng triển khai binh sĩ tới Azerbaijan để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh.