Pfizer bắt tay thử nghiệm thuốc uống ngừa COVID-19

0:00 / 0:00
0:00

Hãng dược Mỹ Pfizer ngày 27-9 thông báo bắt đầu cuộc nghiên cứu quy mô lớn nhằm thử nghiệm một loại thuốc uống kháng virus ngừa COVID-19 ở những người đã bị phơi nhiễm virus.

Theo hãng tin Reuters, cuộc nghiên cứu giai đoạn giữa đến cuối sẽ thử nghiệm thuốc uống PF-07321332 của Pfizer ở 2.660 người khỏe mạnh trên 18 tuổi, sống cùng hộ gia đình với người nhiễm COVID-19 có triệu chứng.

Pfizer bắt tay thử nghiệm thuốc uống ngừa COVID-19 ảnh 1

Vaccine Pfizer-BioNTech. Ảnh: AA

Trong cuộc thử nghiệm, thuốc PF-07321332, vốn được thiết kế để ngăn hoạt động của một enzyme chính cần để virus corona nhân lên, sẽ được dùng với một liều thấp ritonavir –loại thuốc lâu nay được sử dụng rộng rãi trong những phác đồ điều trị phối hợp dành cho bệnh nhân HIV.

Pfizer cho biết hãng này đã đặc biệt tạo ra loại thuốc sử dụng bằng cách uống “để có thể được kê đơn khi có dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên hoặc ngay lần nhận biết đầu tiên về một sự phơi nhiễm mà không yêu cầu bệnh nhân phải nhập viện”.

Cho đến nay, thuốc tiêm vào mạch máu remdesivir do công ty Gilead Sciences bào chế là thuốc kháng virus duy nhất được chấp thuận chữa trị COVID-19 tại Mỹ. Remdesivir cũng là loại thuốc mà Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Donald Trump đã sử dụng kết hợp với dexamethasone khi ông mắc bệnh COVID-19 vào mùa thu năm ngoái.

“Với tác động liên tục của đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới, chúng tôi tin rằng việc xử lý virus sẽ đòi hỏi các phương pháp điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh hoặc đã tiếp xúc virus, bổ sung cho tác động của vaccine trong việc giúp chấm dứt các ca nhiễm” – ông Mikael Dolsten, giám đốc khoa học và chủ tịch, phụ trách bộ phận Nghiên cứu, Phát triển và Y tế Toàn cầu tại Pfizer, nói với Reuters.

Pfizer và các đối thủ, trong đó có công ty Merck & Co tại Mỹ và công ty dược Thụy Sĩ Roche, đang chạy đua để bào chế loại thuốc viên dễ sử dụng chống COVID-19. Riêng Merck cùng đối tác Ridgeback Biotherapeutics mới đây đã khởi động cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đối với thuốc molnupiravir để ngừa COVID-19.

Vào ngày 22-9, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiêm tăng cường vaccine Pfizer-BioNTech cho người cao tuổi và những người trưởng thành có nguy cơ cao khác để ngăn ngừa COVID-19.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiêm một mũi vaccine tăng cường trong cuộc họp báo trực tiếp vào ngày 27-9, với hy vọng điều này sẽ giúp cho người dân nhìn thấy một ví dụ mạnh mẽ về nhu cầu tiêm liều bổ sung vaccine ngừa COVID-19.

Cùng ngày, Lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Thượng viện - ông Mitch McConnell cũng đã tiêm mũi tăng cường, Reuters đưa tin.

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Hungary sẽ không tuân theo lệnh bắt ông Putin

Hungary sẽ không tuân theo lệnh bắt ông Putin

(PLO)- Ông Gergely Gulyas - chánh văn phòng thủ tướng Hungary - cho biết Hungary sẽ không tuân theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế về việc bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng công tố Ukraine - ông Andrii Kostin (trái) và Thư ký Tòa án Hình sự Quốc tế Peter Lewis ký thỏa thuận về việc mở văn phòng ICC tại Ukraine ngày 23-3. Ảnh: KYIV INDEPENDENT

Tòa Hình sự Quốc tế mở văn phòng tại Ukraine

(PLO)- Ukraine và Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vừa ký một thỏa thuận về việc mở văn phòng đại diện của ICC tại Kiev, chỉ vài ngày sau khi ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.