Phán quyết trọng tài thường bị huỷ vì lý do nào?

(PLO)- Phán quyết trọng tài bị tòa án huỷ nhiều nhất là do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, vì sao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 22-10, Trường Đại học Luật TP.HCM và Trường Luật - Đại học Quản trị Singapore (SMU) đã phối hợp tổ chức hội thảo về chủ đề “Quản lý Vụ kiện Trọng tài Quốc tế với vai trò của Luật sư Trưởng trong Doanh nghiệp”.

Hội thảo nhằm mang đến những kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về trọng tài quốc tế, giúp các doanh nghiệp trang bị kỹ năng để quản lý vụ kiện trọng tài một cách hiệu quả.

IMG_1462.jpeg
PGS.TS Trần Việt Dũng (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cố vấn cao cấp tại DL & Partners và trọng tài viên của VIAC) tại hội thảo. Ảnh: YC

Tham dự hội thảo có các chuyên gia trong lĩnh vực trọng tài quốc tế tại Việt Nam và Singapore gồm: PGS.TS Trần Việt Dũng (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cố vấn cao cấp tại DL & Partners và trọng tài viên của VIAC), PGS Darius Chan (Phó Giám đốc Học viện Giải quyết Tranh chấp Quốc tế (SMU)), LS Phạm Minh Thắng (Luật sư thành viên của Công ty Luật YKVN), LS Danny Quah (luật sư thành viên Công ty Luật CHP Law LLC, Singapore).

Nhiều ưu điểm khi lựa chọn trọng tài giải quyết

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Việt Dũng cho rằng việc lựa chọn trọng tài quốc tế giải quyết thì các bên sẽ được tham gia vào nhiều khía cạnh, linh hoạt hơn so với cách giải quyết tại tòa án. Lựa chọn trọng tài quốc tế giải quyết sẽ được lựa chọn địa điểm trọng tài, cơ chế giải quyết. Khác với phán quyết của tòa án, phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm vì không có kháng cáo và ràng buộc với các bên.

phan-quyet-trong-tai.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: YC

Theo ông Dũng, phán quyết của trọng tài quốc tế cũng sẽ dễ dàng được thực thi khi chúng ta có tham gia các công ước và hiệu quả cũng cao hơn. Nếu lựa chọn trọng tài quốc tế giải quyết có thể lựa chọn địa điểm trọng tài và luật áp dụng. Trọng tài trong nước thì luật áp dụng là luật trong nước còn trọng tài quốc tế có thể chọn luật trong nước, luật quốc tế hoặc các công ước, hiệp ước…

Cũng theo ông Dũng, ở việt Nam không có trọng tài quốc tế mà chỉ có trọng tài nước ngoài, Việt Nam cũng không có Luật Trọng tài quốc tế mà chỉ có các quy tắc trong Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Lý do phán quyết trọng tài bị hủy

Tại hội thảo, luật sư Phạm Minh Thắng cho rằng phán quyết trọng tài là chung thẩm. Tuy nhiên các bên có thể thách "thức phán" (kiện) quyết đó tại tòa án trong nước. Nếu phán quyết của trọng tài của Singapore thì có thể "thách thức" tại tòa án Singgapore.

Cạnh đó, các bên có thể "thách thức" phán quyết đó tại quốc gia nơi thực thi phán quyết trọng tài.

IMG_1463.jpeg
Luật sư Phạm Minh Thắng trình bày tại hội thảo. Ảnh: YC

Luật sư Thắng cho rằng về các căn cứ để bác bỏ phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010. Theo thống kê thì lý do phán quyết trọng tài bị tòa án huỷ nhiều nhất là do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong khi như thế nào là "cơ bản" rất mơ hồ...

Lý do thứ hai mà tòa án căn cứ để hủy phán quyết trọng tài là không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu...

Như thế nào là trái nguyên tắc cơ bản?

“Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.

Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài.

Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.

Ví dụ 1: Các bên đã tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và thỏa thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội nhưng Hội đồng trọng tài không ghi nhận sự thỏa thuận đó của các bên trong phán quyết trọng tài. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết trong lĩnh vực thương mại quy định tại Điều 11 Luật Thương mại và Điều 4 của BLDS... Tòa án xem xét, quyết định việc hủy phán quyết trọng tài này vì trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam đã được Luật Thương mại và BLDS… quy định.

Ví dụ 2: Một bên tranh chấp cung cấp chứng cứ chứng minh phán quyết trọng tài được lập có sự cưỡng ép, lừa dối, đe dọa hoặc hối lộ. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc “trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư” quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại.

(Trích Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm