Cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

(PLO)- Giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định bởi Luật thương mại năm 2005.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngoài Tòa án, Trọng tài là cơ quan được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề kinh doanh thương mại. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì để bạn hiểu rõ hơn.

Khái niệm trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp bởi các bên thỏa thuận được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Các tranh chấp ở đây cụ thể là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa hai bên trong đó có ít nhất một bên hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Trọng tài thương mại là một trong bốn phương thức giải quyết là thương lượng, trọng tài, hòa giải và tòa án. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại với đặc điểm giải quyết nhanh chóng, thủ tục đơn giản, linh hoạt, giải quyết không công khai và xử lý một lần duy nhất... Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết này để xử lý các tranh chấp của mình.

Những nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp trọng tài

Nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, hội đồng trọng tài cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

● Tôn trọng thỏa thuận giữa các bên, miễn là thỏa thuận đó không vi phạm các quy định của pháp luật và đạo đức trong xã hội.

● Đảm bảo bình đẳng về quyền, nghĩa vụ tranh chấp giữa các bên, tạo điều kiện để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

● Độc lập, vô tư, khách quan và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

● Phán quyết trọng tài được xem là kết quả cuối cùng.

● Thực hiện giải quyết tranh chấp một cách bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Các hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có hai hình thức chính là trọng tài thương mại vụ việc và trọng tài thương mại quy chế.

Trọng tài thương mại vụ việc

● Trọng tài thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật và các bên thỏa thuận về thủ tục, trình tự.

● Sau khi giải quyết tranh chấp xong, trọng tài thương mại sẽ tự động giải tán.

● Hoạt động của trọng tài vụ việc không có trụ sở, danh sách trọng tài viên cũng như quy tắc tố tụng riêng.

● Các bên đương sự có quyền lựa chọn trọng tài viên của mình từ bất kỳ hình thức nào, không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài nào.

● Trọng tài vụ việc có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm tối đa chi phí cho các bên.

● Các bên tranh chấp có quyền xác định quy tắc tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp một cách phổ biến.

Trọng tài thương mại quy chế

● Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước.

● Tổ chức, quản lý tại các trung tâm trọng tài hiệu quả và vô cùng đơn giản.

● Các trung tâm trọng tài được pháp luật công nhận và có đủ tư cách pháp nhân hoạt động.

● Các trọng tài viên của trung tâm trọng tài thực hiện hoạt động tố tụng, giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

● Các trung tâm trọng tài hoạt động dựa trên nguyên tắc tố tụng và có những điều lệ riêng.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mại là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay bởi sự tiện lợi, nhanh chóng mà hình thức này mang đến. Những thông tin hữu ích chia sẻ ở trên hy vọng giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về cách thức giải quyết này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm