1 bản án, 2 cơ quan đề nghị giám đốc thẩm

Điều đặc biệt là sau khi xét xử phúc thẩm lần đầu, bản án này đã bị hai cơ quan đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và cuối cùng, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị.

Ông Trương Quốc Huân (con ông Toàn) trên một phần đất tranh chấp.
Ảnh: YC

Theo hồ sơ, năm 2010, ông Phước khởi kiện ông Toàn tại TAND huyện Thạnh Phú (Bến Tre) vì cho rằng ông Toàn đã lấn chiếm đất của ông và yêu cầu ông Toàn trả lại 1.293 m2 đất...

Ông Toàn thì nói không lấn chiếm đất. Năm 1996, ông và ông Phước đã thỏa thuận điều chỉnh lại hiện trạng đất có xác nhận của UBND xã. Năm 2008, ông xin chuyển quyền sử dụng đất thì phát hiện phần đất đang sử dụng có hình thể không giống với bản đồ. Ông yêu cầu điều chỉnh hình thể thì được UBND huyện chấp thuận. Tuy nhiên, do ông Phước không đồng ý nên xảy ra tranh chấp.

Tháng 4-2012, TAND huyện Thạnh Phú xử sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu của ông Phước. Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Bến Tre sửa án, chấp nhận yêu cầu của ông Phước.

Năm 2013, Chi cục Thi hành án dân sự huyện có công văn kiến nghị xem xét lại bản án phúc thẩm theo trình tự giám đốc thẩm. Năm 2014, HĐND tỉnh cũng kiến nghị tương tự. Đến năm 2015, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị hủy cả hai bản án.

Tháng 1-2016, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM xử giám đốc thẩm đã tuyên hủy cả hai bản án, giao hồ sơ cho TAND huyện xét xử sơ thẩm lại.

Theo đó, tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm cần làm rõ các bên có thực hiện theo biên bản về việc đo đạc điều chỉnh ranh đất năm 1996 hay không. Nếu các bên đã thực hiện thì nên tôn trọng sự thỏa thuận này, còn chưa thực hiện thì cần làm rõ phần đất phía sau do ai đang sử dụng và giải quyết luôn trong cùng vụ án.

Khi chưa làm rõ vấn đề trên nhưng tòa sơ thẩm căn cứ vào diện tích thực tế sử dụng để bác yêu cầu của ông Phước, còn tòa phúc thẩm căn cứ vào giấy chứng nhận của ông Phước để chấp nhận yêu cầu của ông Phước đều là chưa đủ cơ sở…

Năm năm sau, TAND huyện xử sơ thẩm lần hai, cho rằng biên bản thỏa thuận về việc đo đạc điều chỉnh ranh đất năm 1996 không có giá trị pháp lý. Mặt khác, từ khi thỏa thuận về việc đo đạc điều chỉnh ranh đất đến nay, các đương sự vẫn chưa thực hiện theo…

Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu của ông Phước, buộc những người thừa kế của ông Toàn (ông Toàn mất năm 2020) trả cho ông Phước phần đất hơn 1.000 m2 (theo thực tế). Tòa buộc những người thừa kế của ông Toàn tháo dỡ, di dời 2/3 căn nhà trên đất để giao trả đất cho ông Phước. Ông Phước có nghĩa vụ hoàn trả giá trị cây trồng và vật kiến trúc, hỗ trợ chi phí đốn, chặt cây cho người thừa kế của ông Toàn… 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.