Căn cước công dân và 2 lưu ý để đỡ phiền toái

Việc ngừng đổi này xuất phát từ chỗ theo dự kiến thì cuối năm nay CCCD mã vạch được chuyển thành gắn chip có nhiều tính năng hơn.

So với mẫu CCCD hiện hành, mẫu mới trội hơn cụ thể thế nào và số đông cần làm gì để đỡ hao công cho việc được cấp mẫu đó?

Trước tiên, có thể cùng nhận thấy nhiều tiện ích có liên quan qua thông tin được bộ trưởng Bộ Công an cung cấp tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Cư trú sửa đổi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10-8. Theo bộ trưởng Tô Lâm, việc gắn chip giúp việc tra cứu thông tin nhanh hơn do sẽ tích hợp được nhiều dữ liệu của công dân như bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… Cũng theo bộ trưởng, mẫu thẻ mới sẽ tạo thêm thuận tiện cho các cơ quan chức năng cùng người dân giải quyết được nhiều thủ tục, giao dịch.

Điều đáng nói là lúc đệ trình lên Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, ban hành Luật CCCD 2014, Bộ Công an đã không đề xuất về thẻ CCCD gắn chip để người dân khỏi lo nghĩ nhiều về việc đổi tới đổi lui mẫu thẻ.

Lý do không tổ chức cấp thẻ gắn chip ngay từ đầu được lãnh đạo C06 nêu ra là: Thời điểm đó, chip điện tử đắt tiền; nay chip đã rẻ hơn, các doanh nghiệp ở Việt Nam sản xuất được.

Công an TP.HCM đang làm thủ tục trả thẻ căn cước công dân cho người dân. Ảnh: LÊ THOA

Thôi thì phải chấp nhận vì không có nhiều tiền mà dẫn đến trễ nải kéo theo nhiều hệ lụy khi giờ Bộ Công an mới tính đến việc cấp CCCD gắn chip. Song vẫn phải lưu ý là theo Luật CCCD nêu trên, chậm nhất là đầu tháng 1-2020 (tức sau bốn năm kể từ ngày luật này có hiệu lực), 63 tỉnh, thành phải đồng loạt cấp CCCD để dần thay thế CMND chín số, 12 số đang lưu hành. Chính từ yêu cầu đó của luật, công an các tỉnh, thành đã triển khai cấp nhanh, cấp càng nhiều càng tốt CCCD cho người dân.

Theo quy định của Bộ Công an, thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD khá đơn giản. Đối với cấp mới (do CMND hết hạn hoặc theo yêu cầu) và đổi thẻ (do thẻ bị hư hỏng; thay đổi họ, tên; có sai sót về thông tin…), thời gian giải quyết là bảy ngày làm việc. Đối với các trường hợp cấp lại (do CCCD bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam) thì là 15 ngày làm việc.

Sẽ không có gì để đắn đo nếu CCCD đang lưu hành vẫn được giữ nguyên mẫu trong tương lai và số đông vì muốn có nó nên đã thu xếp thời gian đi làm cho bằng được. Tuy nhiên, như C06 đã cho biết là mẫu thẻ sẽ được đổi. Trong thời gian không dài từ đây đến khi có mẫu mới, nếu vừa được cấp thẻ mà sau đó vì muốn có thẻ mẫu mới ngon lành hơn nên đi đổi thì nhiều người sẽ bị phí công, phí của.

Để tự giảm thiểu phiền hà, trước mắt, những người có CMND (chín số lẫn 12 số) vẫn còn hạn sử dụng (15 năm tính từ ngày được cấp CMND), tức chưa thật sự cần thiết đổi sang CCCD cố gắng đợi đến khi có CCCD gắn chip thì hãy đi làm thẻ. Đối với những trường hợp đã có CCCD thì có thể sử dụng bình thường chứ không cần vội đi đổi mẫu mới. Đến đủ tuổi quy định (25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi), những trường hợp này hẵng đổi mẫu mới.

Còn nhớ CCCD mã vạch từng làm nhiều người không vui vì một hạn chế không hề khó nhận ra trước. Dẫu trải qua thời gian dài sử dụng CMND, đông đảo người dân đã được cấp rất nhiều giấy tờ quan trọng dựa theo số CMND (như hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chủ quyền nhà, đất, số tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm...) nhưng mẫu CCCD hiện hành đã không dành chỗ để ghi nhận số CMND đó.

Từ thiếu sót ấy, khi số cũ, mới không trùng khớp, chủ nhân của các CCCD bắt buộc phải có sự xác nhận về số CMND thì mới được giải quyết các thủ tục hành chính hay làm các việc khác có sử dụng những loại giấy tờ thiết thân.

Để rồi lý ra chỉ dùng một giấy tờ tùy thân duy nhất để thực hiện mọi giao dịch như đã từng được làm đối với CMND thì nhiều người phải ôm cùng lúc hai loại giấy, vừa CCCD vừa giấy xác nhận số CMND. Cũng từ đây, nhiều người phải chạy bở hơi tai để đáp ứng những đòi hỏi vô lý ăn theo của một số cơ quan, đơn vị như phải sao y cả hai thứ giấy để nộp kèm vào hồ sơ...

Mong là từ đây những đắng cay của mỗi lần đổi quy định cấp CCCD hay bất cứ loại giấy tờ hành chính nào luôn được các cơ quan chức năng nhìn xa hơn để chủ động tìm phương án xử lý tốt nhất. Có vậy mới bớt đi được những phiền toái, lãng phí lớn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Chế định thỏa thuận nhận tội là xu hướng tất yếu

Chế định thỏa thuận nhận tội là xu hướng tất yếu

(PLO)- Chế định thỏa thuận nhận tội – trên cơ sở những quy định có tính chất tương tự ở hệ thống pháp luật hình sự như thành khẩn khai báo sẽ được giảm nhẹ – hoàn toàn có thể nghiên cứu để áp dụng ở nước ta.

 “1 ngón tay” và quan hệ thân hữu

“1 ngón tay” và quan hệ thân hữu

(PLO)- Tạo cơ chế đồng bộ khiến cán bộ, quan chức “không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng” là việc cần làm để không còn những Phúc Sơn - Hậu “pháo” trong nền kinh tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.