Các nhà khoa học ở Đại học Newcastle gần đây phát hiện ra loài sinh vật sống ở vùng đáy biển sâu, sau khi được đưa ra khỏi môi trường sống quen thuộc, loài cá này lập tức tan chảy, Oddity Central đưa tin.
Loài cá đặc biệt này được phát hiện ở vùng biển Atacama, khu vực ngoài khơi Peru và Chile, ở vùng nước sâu khoảng 7.500 m. Ở độ sâu này, nhiệt độ có thể ở mức sắp đóng băng và áp suất nước gần như không một sinh vật nào có thể sống sót.
Loài cá kì lạ sống ở độ sâu 7.500m và hóa lỏng tức thì khi đưa lên khỏi mặt nước. Ảnh: Đại học Newcastle
Bằng cách thả một thiết bị cần câu công nghệ cao, trong đó có mồi, màn hình và camera xuống đáy biển, sau 4 tiếng, thiết bị nói trên mới chạm đất và thu thập được những bức ảnh quý giá về loài cá đặc biệt này.
“Có điều gì đó đặc biệt khiến loài cá này thích ứng với cuộc sống ở vùng nước rất sâu, khiến chúng không lo ngại việc bị kẻ thù tấn công cũng như đối thủ cạnh tranh thức ăn”- Thomas Linley, một nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle, cho biết trong một tuyên bố.
Các nhà khoa học tạm đặt tên là cá sư tử Atacama (Atacama snailfish) có màu hồng, xanh dương và tím. Loài cá này không có vảy, răng và xương tai trong rất cứng. Tuy nhiên, phần cơ thể lại rất nhão để thích ứng với môi trường có áp suất lớn.