Phố biển Bình Định ngân vang hồn di sản với lễ hội cồng chiêng

(PLO)- Đêm liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ hai năm 2023 lan tỏa thanh âm đại ngàn từ thẳm sâu xứ sở tới đời sống hiện đại.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 16-12, Liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II – 2023 với chủ đề "Âm vang nhịp điệu núi rừng" đã diễn ra tại Quảng trường trung tâm TP Quy Nhơn.

liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Bình Định
Liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II-2023 với sự tham gia của gần 250 nghệ nhân, diễn viên. Ảnh:TD

Liên hoan có sự tham gia gần 250 nghệ nhân, diễn viên của đội cồng chiêng đến từ các huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân và Trường Phổ thông dân tộc nội trú – THPT Bình Định.

binh-dinh.jpeg
Bảy đoàn tham gia trình diễn những tiết mục đặc sắc nhất của dân tộc mình tại sân khấu dưới chân tượng đài cụ Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành. Ảnh:TD

Bình Định là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc anh em trong khu vực. Trên địa bàn tỉnh có 39 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Chăm H’roi, Bana, H’re với phong tục tập quán đậm nét riêng được giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lưu giữ vốn văn hóa phi vật thể với kho tàng nghi lễ, cồng chiêng là nhạc cụ diễn tấu dân gian quan trọng, mang nhiều giá trị văn hóa gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần và tâm linh.

Cồng chiêng
Tiết mục trình diễn của của nghệ nhân Chăm H'roi đến từ huyện Vân Canh. Ảnh:TD

Cồng chiêng là linh hồn của đồng bào nơi núi rừng đại ngàn, là cách để con người giao tiếp với thần linh.

z4982154192342_4dc3fc7fac6e278bb20008c8bba8535d.jpg
Cồng chiêng là âm thanh của đại ngàn thẳm sâu, là cách thức giao tiếp của con người với thần linh. Ảnh TD

Khi đồng bào trình tấu cồng chiêng không chỉ là trình tấu một nhạc cụ, mà trên hết đó là một nghi thức giao tiếp tâm linh.

z4982154193174_43272f664d8ef2d6894ba9401c99a490.jpg
Các đoàn trình diễn cồng chiêng tập trung phô diễn vẻ đẹp văn hóa của dân tộc mình. Ảnh:TD

Trong đêm liên hoan, dù tham gia cuộc thi nhưng các đoàn trình diễn cồng chiêng đều bỏ qua mục tiêu thắng - thua. Các nghệ nhân, diễn viên đều tập trung phô diễn vẻ đẹp thiêng liêng của dân tộc mình trong những tiết mục.

z4982056837977_04aee91b27dd2d7715a68d7944e5d28a.jpg
Bất chấp trời mưa, khán giả, trong đó có cả du khách nước ngoài thích thú được xem biểu diễn cồng chiêng ngay ở phố biển. Ảnh:TD

Bảy tiết mục trình tấu cồng chiêng đã đưa khán giả về với không gian văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc.

z4982187686626_93876c3101baf0a2e51458e9aac23819.jpg
Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao giải A cho đoàn nghệ nhân Vĩnh Thạnh. Ảnh:TD

Khép lại liên hoan, Ban tổ chức đã trao một giải A cho đoàn Vĩnh Thạnh, hai giải B cho đoàn An Lão và đoàn Trường Phổ thông dân tộc nội trú-THPT Bình Định; bốn giải C cho các đoàn Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Cát.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết tỉnh luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định. Trong đó có công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Qua đó, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, khích lệ sáng tạo những giá trị văn hóa mới, phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng, phát triển đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của tỉnh.

Liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II - 2023 là sự kiện có ý nghĩa văn hóa, xã hội có ý nghĩa, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Định, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm