Chiều 24-12, Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên của Việt Nam đã chính thức khánh thành, mở cửa đón khách đến tham quan tại chùa Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) dưới sự tham dự của chính quyền TP cùng các sở, ngành có liên quan.
Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách.
Theo đó, Bảo tàng văn hóa Phật giáo có diện tích khoảng 700 m2 đặt tại tầng hai của ngũ giác đài Sen Ngọc trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm. 500 hiện vật có liên quan đến Phật giáo qua nhiều giai đoạn, thời kỳ khác nhau được trưng bày tại bảo tàng.
Đây là các hiện vật văn hóa liên quan đến Phật giáo do ba đời trụ trì sưu tầm và do nhân dân đem đến dâng tặng.
Các hiện vật đã được thẩm định bởi các chuyên gia Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và một số ủy viên Hội đồng giám định cổ vật thuộc Bộ VH-TT&DL.
Bảo tàng trưng bày nhiều pho tượng Phật, tranh Phật, pháp khí với nhiều chất liệu như đồng, ngọc, đá, gốm, sắt… Trong đó có tám tượng Phật Mật Tông có giá trị.
Ngoài ra, nhiều Phật tử khi nghe tin cũng đã đem hiện vật mình có được đến hiến tặng và xem đó là “cơ duyên” để góp phần hình thành nên bảo tàng.
Trong số 500 hiện vật được trưng bày, có 200 cổ vật được giám định mang nhiều nét văn hóa điêu khắc khác lạ.
Bảo tàng gồm nhiều tượng liên quan đến Phật giáo như Thích Ca, Di Đà, Dược Sư, Di Lặc, bộ Phật Bồ Tát Mật Tông. Đáng chú ý là tượng Bồ Tát cưỡi rồng được đúc bằng đồng được người dân đào được, mang tặng chùa.
Trước đây, pho tượng “đặc biệt” này từng được một thượng nghị sĩ Nhật Bản mượn về để tạc theo mẫu, tặng cho các chùa cầu an lành sau trận động đất, sóng thần năm 2011.
Nhà sử học Dương Trung Quốc có mặt tại buổi khánh thành Bảo tàng văn hóa Phật giáo nói để có một bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa Phật giáo này là cả một quá trình tìm kiếm, phát hiện, sưu tầm lâu dài.
“Các bức tượng và hiện vật liên quan đến văn hóa Phật giáo được trưng bày tại bảo tàng là minh chứng cho dấu hiệu tốt lành bên cạnh việc Phật giáo đồng hành với dân tộc thì nó có sự đóng góp tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam” - ông Dương Trung Quốc cho hay.
Ông
Dương Trung
Quốc cũng định nghĩa và phân tích về vấn đề niên đại của các bức tượng liên quan đến văn hóa Phật giáo, trong đó nhấn mạnh đây không phải chỉ là khía cạnh để xác định giá trị vật chất của một cổ vật. Bởi giá trị của cổ vật còn nằm ở các yếu tố không chứ không chỉ là thời gian.
Trong khi đó, Thượng tọa Thích Huệ Vinh (trụ trì chùa Quán Thế Âm) cho hay bảo tàng sẽ mở cửa đón khách thập phương miễn phí.
Tuy nhiên, trong bảo tàng cũng có đặt các hòm tiếp nhận tấm lòng thiện nguyện của người xem.
Ngoài ra, nhà chùa cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ của những người am hiểu về cổ vật trong việc thẩm định giá trị của các hiện vật. Cũng như rất mong nhận được đóng góp hiện vật của Phật tử, du khách để bảo tàng thêm phong phú.
(PLO)- Chiều 25-4, hàng nghìn người dân đổ về các tuyến đường trung tâm quận 1 (TP.HCM) để chờ xem các khối diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30-4 tham gia buổi sơ duyệt cấp Nhà nước.
(PLO)- Khoảng 18 giờ 45, cơn mưa nặng hạt trút xuống trung tâm TP.HCM. Hàng ngàn người dân chấp nhận đội mưa để chờ xem các khối diễu binh kỷ niệm 30-4 tiến hành sơ duyệt cấp Nhà nước.
(PLO)- Không ít người dân đã lặn lội từ các tỉnh xa về TP.HCM, thậm chí một số người xin nghỉ làm để kịp có mặt từ sớm trên đường Lê Duẩn (quận 1). Ai nấy đều rạng rỡ trong màu áo cờ đỏ sao vàng, mang theo niềm tự hào và háo hức được tận mắt chứng kiến buổi tổng hợp luyện diễu binh 30-4.
(PLO)- Đúng 20 giờ, buổi tổng hợp luyện các khối diễu binh 30-4 diễn ra trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM). Bên cạnh các khối lực lượng vũ trang Việt Nam còn có sự tham gia của khối chiến sĩ Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
(PLO)- Sáng 19-4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP.HCM và Tập đoàn Vingroup nhấn nút khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise.
(PLO)- 38 khối lực lượng vũ trang Quân đội và Công an nhân dân tham gia buổi tổng hợp luyện đầu tiên tại đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).
(PLO)- Đó là trải lòng của các chiến sĩ tham gia khối đứng trong buổi tổng hợp luyện lần thứ 2 tại Trung đoàn 935 (TP Biên Hoà, Đồng Nai), chuẩn bị cho sự kiện diễu binh 30-4 sắp tới.
(PLO)- Sáng 15-4, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được và lãnh đạo các sở, ngành có buổi kiểm tra thực địa những dự án trọng điểm, khảo sát thực tế đề án nhà ở ven kênh rạch ở quận 8.
(PLO)- Những nữ chiến sĩ, quân nhân thuộc các khối diễu binh 30-4 xuất hiện rạng rỡ, tươi tắn trong buổi tổng hợp luyện sáng 11-4, tại Trung đoàn 935 (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
(PLO)- Kết thúc phần nghi lễ tại khu vực trước Hội trường Thống Nhất, các khối diễu binh, diễu hành sẽ chia thành bốn hướng để di chuyển về những điểm tập kết theo kế hoạch.
(PLO)- Từ ngày 8-4, tại bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM), lực lượng pháo lễ Lữ đoàn 96 tổ chức tập luyện cả hai buổi sáng và chiều, tùy tình hình thực tế, đơn vị sẽ tổ chức tập luyện 2 buổi đêm/tuần.
(PLO)- Sáng 8-4, Lữ đoàn 96 (Binh chủng Pháo binh) tổ chức huấn luyện tại công viên Bến Bạch Đằng (TP.HCM) chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- 15 khẩu đại bác đã được lắp đặt hoàn chỉnh tại công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) chuẩn bị phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
(PLO)- Hàng trăm người dân có mặt từ sớm ở ga Biên Hòa (Đồng Nai), đầy háo hức và tự hào chào đón cán bộ, chiến sĩ các khối diễu binh, diễu hành của Bộ Quốc phòng hành quân vào Nam.
(PLO)- Chiều 5-4, hơn 1.000 nam chiến sĩ Quân khu 2, Quân khu 5, Quân đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) đến ga Biên Hòa (Đồng Nai), chuẩn bị cho công tác huấn luyện diễu binh, diễu hành đại lễ 30-4 (nhiệm vụ A50).
(PLO)- Sau nhiều giờ di chuyển bằng tàu hỏa, đoàn cán bộ, chiến sĩ các khối diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng đã đến ga Biên Hòa (Đồng Nai) sẵn sàng cho cho công tác huấn luyện diễu binh 30-4.