Điều động cựu Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang về đơn vị mới

(PLO)- Ông Tăng Minh Thêm, cựu Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang, hiện là chuyên viên phòng hành chính tổng hợp BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 1-3, trao đổi qua điện thoại với PV PLO, một lãnh đạo BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang xác nhận đơn vị đã có nhận ông Tăng Minh Thêm, cựu Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang.

Theo quyết định điều động của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang, ông Thêm được điều chuyển đến đơn vị mới từ tháng 1-2024.

“Ông Thêm hiện là chuyên viên phòng hành chính tổng hợp của đơn vị” - một lãnh đạo BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang xác nhận.

cựu Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang
Ông Tăng Minh Thêm, cựu Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang được điều động về BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang. Ảnh: maht.haugiang.gov.vn

Như đã thông tin, ông Tăng Minh Thêm, Thanh tra viên chính, cựu Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang, bị kỷ luật vì nhiều lần vào nhà nghỉ với phụ nữ đã có chồng.

Cụ thể, tháng 5-2023, tại kỳ họp lần thứ 25, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Hậu Giang đã xác định ông Thêm đã có vi phạm đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Theo đó, từ kết quả xác minh của đoàn kiểm tra, UBKT Tỉnh ủy Hậu Giang nhận thấy ông Thêm với vai trò là Phó Bí thư chi bộ, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, nhưng chưa tạo được sự đoàn kết nội bộ, để phát sinh đơn tố cáo về các đoàn thanh tra do ông phụ trách.

Cạnh đó, công tác phối hợp trong tập thể lãnh đạo cơ quan còn chưa tốt; trong trao đổi, góp ý với đồng nghiệp, còn nóng tính. Ngoài ra, tám đoàn thanh tra do ông làm trưởng đoàn tiến độ thực hiện còn chậm.

UBKT Tỉnh ủy Hậu Giang cũng xác định ông Thêm chưa gương mẫu trong việc thực hiện các quy định của Trung ương, Tỉnh ủy về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống và những điều đảng viên không được làm.

Cụ thể, dù ông Thêm đã có vợ con, nhưng nhiều lần đi vào nhà nghỉ với người đã có gia đình. Thậm chí, bị phát hiện, rồi quay video phát tán trên Facebook, dẫn đến có đơn tố cáo và gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên.

Mặt khác, ông Thêm còn báo cáo không trung thực, quanh co nhằm che dấu khuyết điểm vi phạm của mình. Ông Thêm kê khai tài sản, thu nhập không trung thực trong kỳ kê khai tài sản, thu nhập năm 2022.

Đến tháng 7-2023, tại kỳ họp lần thứ 28, UBKT Tỉnh ủy Hậu Giang đã thảo luận và kết luận: “Vi phạm của ông Thêm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Bí thư chi bộ, nhiệm kỳ 2020-2025”.

Sau đó, tháng 8-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang biểu quyết thi hành kỷ luật cách chức Phó Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2020-2025 đối với ông Thêm. Và đến tháng 9-2023, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định kỷ luật ông Thêm với hình thức cách chức Phó Chánh thanh tra tỉnh.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM: Không gián đoạn đầu tư công vì lý do 'chờ sáp nhập'

TP.HCM: Không gián đoạn đầu tư công vì lý do 'chờ sáp nhập'

(PLO)- UBND TP.HCM yêu cầu tất cả thủ tục liên quan đến đầu tư công không được gián đoạn với lý do chờ sáp nhập hay bỏ cấp hành chính, mọi trường hợp trì hoãn thủ tục đầu tư công, gây ảnh hưởng tiến độ đều phải xử lý nghiêm.

Siết quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa

Siết quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa

(PLO)- Việc bổ sung các khái niệm, phân loại cụ thể tài sản ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa… và có quy định về cung ứng các dịch vụ liên quan, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống gian lận, lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

(PLO)- Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhìn nhận trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, tinh gọn xã, bỏ cấp huyện, việc sửa Luật Quy hoạch cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách để gỡ khó, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

(PLO)- Các đại biểu đề xuất lập thêm các tòa phá sản, tòa sở hữu trí tuệ trực thuộc tòa án cấp khu vực, bởi để giải quyết một vụ án phá sản, tổ thẩm phán thụ lý phải theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện, có thể 5-7 năm, có khi tới 10 năm mới kết thúc.