BHĐC là một trong những loại hình kinh doanh mới tại Việt Nam. Cũng chính sự mới mẻ này nên đã xuất hiện một kiểu BHĐC theo mô hình kim tự tháp trong thời gian qua. Hiện tượng “vàng thau lẫn lộn” này đã tạo ra cách nhìn chưa toàn diện, thiếu đầy đủ, thậm chí khá tiêu cực của công luận đối với lĩnh vực này.
Tại lễ khai trương nhà máy thứ hai của Amway tại Việt Nam, ông Steve Van Andel - Chủ tịch Tập đoàn Amway đã trao 500 triệu đồng ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương.
Cách nào phân biệt vàng thau?
Cần phân biệt rõ mô hình BHĐC chân chính với mô hình kim tự tháp. Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP về Quản lý hoạt động BHĐC: “Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp là việc tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó thu nhập của người tham gia xuất phát chủ yếu từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới”. Đây được xem là hành vi cấm trong hoạt động BHĐC theo điểm q Điều 5.1 Nghị định 42/2014/NĐ-CP, cụ thể là “1. Cấm doanh nghiệp (DN) BHĐC thực hiện những hành vi sau: … q) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;…”. Qua đó chúng ta thấy mô hình bán hàng kim tự tháp là một dạng biến tướng của BHĐC và vốn dĩ không phải là ngành thương mại chân chính, hợp pháp. Mô hình này không có sự bảo vệ thật sự dành cho người tham gia, thay vào đó thường yêu cầu hoặc khuyến khích người tham gia phải trả trước một khoản tiền lớn.
Khác biệt với mô hình kinh doanh kim tự tháp, công ty BHĐC chân chính có bộ quy chuẩn đạo đức kinh doanh và được triển khai thực hiện, giám sát một cách công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, các công ty BHĐC chân chính có chính sách trả hàng với giá cả, điều khoản thanh toán rõ ràng, chính sách hoa hồng minh bạch, hàng hóa đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế và do đó DN không tìm cách bán được hàng bằng mọi giá.
Trong khi đó, mô hình kim tự tháp chủ yếu xây dựng mạng lưới và khai thác từ chính các thành viên; thực hiện quảng bá vô tội vạ và không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được chào bán…
Hiện nay, Hiệp hội BHĐC Việt Nam đã và đang tăng cường cơ chế giám sát đối với các thành viên thông qua việc xây dựng Bộ quy tắc đạo đức dành cho các cá nhân và tổ chức BHĐC tại Việt Nam nhằm khuyến khích các thông lệ kinh doanh chuẩn mực; thể hiện nỗ lực và quyết tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy việc tự nguyện tuân thủ.
Amway thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện về quy tắc đạo đức cho nhà phân phối.
Amway: Quản lý chặt từ bên trong
Trong cơn bão dư luận trái chiều về hoạt động của ngành BHĐC tại Việt Nam thời gian qua, việc các DN BHĐC chân chính chủ động theo đuổi các giá trị kinh doanh thông qua việc phổ biến và đào tạo cho nhân viên, cũng như nhà phân phối, các đối tác trong mạng lưới kinh doanh của mình là một nỗ lực đáng khích lệ.
Đơn cử như Amway Việt Nam, DN có mô hình BHĐC chân chính đã can đảm nói “không” với hoạt động kinh doanh không lành mạnh, bất chấp việc Amway sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc giữ chân nhà phân phối, giảm doanh số bán hàng... Rõ ràng với các động thái tích cực trên, các DN chân chính trong mô hình này đang vạch ra cho mình một kim chỉ nam hoạt động đúng đắn và một chiến lược phát triển bền vững. Việc tuân thủ các quy tắc ứng xử trong kinh doanh, thực hiện quy định của các cơ quan quản lý sẽ là nền tảng và động lực thúc đẩy các DN BHĐC chân chính phát triển bền vững, không chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Với lý do đó, Amway luôn xác định xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam bằng cách tuân thủ các quy định của luật pháp, phát triển sản xuất, đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên và nhà phân phối, hợp tác với các cơ quan chính phủ và giới truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về BHĐC chân chính.
Để hạn chế mô hình kinh doanh kim tự tháp, Hiệp hội Bán hàng trực tiếp Mỹ đã xây dựng bộ quy tắc đạo đức và áp dụng trên toàn thế giới. Bộ quy tắc này được bắt đầu từ bộ luật về người tiêu dùng và được bổ sung vào năm 1993 thành bộ luật “Người tiêu dùng trong cơ hội của chúng tôi”. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi tuyển dụng và bán hàng không công bằng hay lừa đảo; nghiêm cấm mô hình kinh doanh kim tự tháp; nghiêm cấm các hành vi đề cập tới thu nhập không có chứng cứ… Không riêng gì Mỹ, trên thế giới cũng có hẳn một bộ “Quy tắc đạo đức trong ngành bán hàng trực tiếp”. Trong đó, bắt buộc các hiệp hội bán hàng trực tiếp phải thực hiện các quy tắc này hoặc phải có các quy tắc tương đương; đồng thời các công ty thành viên của hiệp hội bắt buộc phải tuân thủ bộ quy tắc này. |