Giải mã bí ẩn vòng cổ 29 triệu năm của Pharaoh Tutankhamun

Các nhà khoa học cuối cùng đã làm sáng tỏ bí ẩn của món trang sức bằng thủy tinh màu vàng, được cho là biểu tượng của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun.

Vòng cổ bí ẩn tìm thấy trong lăng mộ Pharaoh Tutankhamun cuối cùng đã có lời giải đáp hoàn toàn. Ảnh: EGYPTIAN MUSEUM.

Vua pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun, thường được gọi tắt là Vua Tut. Khi còn sống ông đã từng đeo một chiếc vòng cổ với tấm bùa được làm từ loại vật liệu vô cùng đặc biệt mà trước đó người ta chưa từng biết đến.

Nhà khảo cổ học Howard Carter đã tìm thấy chiếc vòng cổ đặc biệt này trong một chiếc rương nằm trong lăng mộ vị vua Tut vào năm 1922. Nó có niên đại khoảng 29 triệu năm.

Từ khi nó được phát hiện, các nhà khoa học và khảo cổ học đã hối hả nghiên cứu nhằm tìm ra bí ẩn đằng sau nguồn gốc của viên đá chính giữa chiếc vòng cổ.

Mặt nạ quan tài của Pharaoh Tutankhamun. Ảnh: REUTERS

Loại vật liệu này có màu vàng xanh hoàng yến giống với đá mã não. Tuy nhiên sa mạc Libya lại chỉ toàn thủy tinh silica chứ không hề có loại đá này. Ông  Howard Carter thì cho rằng đây là một loại thạch anh phổ biến.

Một thập niên sau, nhà địa lý học người Anh Patrick Clayton tuyên bố đó là mảnh được lấy từ sa mạc Libya, nơi được xem là mỏ thạch anh của thế giới. Cũng có thuyết âm mưu cho rằng vật liệu này không hề tồn tại trên Trái Đất mà do một người ngoài hành tinh mang đến.

Mãi đến tận năm 1999, bản chất thật sự của loại đá này đã được các nhà nghiên cứu người Ý Giancarlo Nergo và Vincenzo De Michele phát hiện. Các ông đã tiến hành phân tích mẫu đá và nhận ra rằng loại đá này chỉ hình thành khi một thiên thạch hoặc sao chổi quét lên cát.

Và như vậy, nó chỉ là một loại thủy tinh tự nhiên đặc biệt bị biến đổi và tạo thành các phân tử thủy tinh có màu vàng xanh.

Các họa tiết phức tạp trên vòng cổ tượng trưng cho chuyến đi của mặt trời và mặt trăng trên bầu trời. Phải chăng người Ai Cập cổ đại đã sớm đoán được nguồn gốc của loại thủy tinh sa mạc này?

Tuy nhiên, thời điểm đó, nghiên cứu trên vẫn đúng về mặt lý thuyết, do các nhà khoa học không tìm được miệng hố nào được xem là địa điểm va chạm của thiên thạch.

Pharaoh Tutankhamun là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của Ai Cập. Hiện còn rất nhiều cổ vật được chôn cất chung trong lăng mộ nhà vua được xem như những báu vật của Ai Cập. Ảnh: AP

Đến năm 2013, một nghiên cứu khác được công bố nói rằng đã xảy ra một vụ va chạm giữa sao chổi trên bề mặt sa mạc này và tạo ra một vụ nổ. Vụ nổ được cho là nóng đến nỗi làm tan chảy các lớp cát trên sa mạc, tạo ra số thủy tinh được cho là làm nên chiếc vòng cổ mà không để lại bằng chứng về miệng núi lửa.
 
Mới đây, các nhà khoa học tuyên bố đã giải mã hoàn toàn bí ẩn xung quanh chiếc vòng cổ. Nhờ những thiết bị khoa học tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng khoáng sản từ bên trong mẫu đá.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu thuộc khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh tại Đại học Curtin (Úc) được công bố trên tạp chí Geology cũng chỉ ra rằng loại thủy tinh này chỉ hình thành trong quá trình va chạm thiên thạch.

Trước đây, nhiều nhà khoa học vẫn lăn tăn rằng cả vụ nổ thiên thạch và va chạm thiên thạch đều có thể gây ra sự tan chảy. Tuy nhiên, nghiên cứu mới xác định rằng chỉ có các tác động của thiên thạch mới tạo ra sóng xung kích, hình thành các khoáng chất áp suất cao.

Pharaoh Tutankhamun, hay còn được gọi là Vua Tut (1343 TCN – 1325 TCN) được biết đến là pharaoh trẻ tuổi nhất của Ai Cập cổ đại. Rất có thể ông là vị hoàng đế thứ 12 của triều đại thứ 18 của Ai Cập.

Sử sách có ghi, Tutankhamun lên ngôi vào năm 1332 TCN khi mới 9 tuổi. Triều đại của ông được đánh giá là thời kỳ hoàng kim, phát triển rực rỡ nhất trong mọi vương triều Pharaoh cổ xưa. Tuy nhiên, vào năm 1323 TCN, lúc vừa tròn 18 tuổi, Vua Tut đột ngột qua đời một cách bí ẩn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm