Một tàu vũ trụ Trung Quốc lần đầu tiên đã hạ cánh xuống một vùng xa nhất của Mặt Trăng. Sự kiện này đánh dấu một bước nhảy vọt trong công cuộc chinh phục không gian của loài người, The Guardian đưa tin.
Tàu thăm dò Hằng Nga 4 hạ cánh xuống vùng xa nhất của Mặt Trăng. Ảnh: CNSA
Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã hạ cánh tàu thăm dò Chang’e 4 (Hằng Nga 4) xuống vùng tối chưa từng được khám phá, nằm ở Nam Cực - Aitken. Đây được xem là miệng hố rộng nhất, sâu nhất và lâu đời nhất trên bề mặt Mặt Trăng.
Các báo cáo về việc tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh thành công ban đầu được cho là thiếu chính xác. Sau khi 2 tờ báo lớn của Trung Quốc là China Daily và CGTN xóa dòng chúc mừng về sự kiện này trên trang Twitter.
Trước đó, trang China Daily viết: "Tàu vũ trụ Hằng nga 4 của Trung Quốc đã hạ cánh thành công xuống vùng bên kia của Mặt Trăng, mở ra một chương mới trong kỷ nguyên thám hiểm mặt trăng của loài người".
Bức ảnh đầu tiên chụp bề mặt Mặt Trăng vùng xa nhất Trái Đất. Ảnh: CNSA
Đài truyền hình nhà nước CCTV sau hai giờ mới chính thức xác nhận cuộc đổ bộ, cho biết nhà thám hiểm đã chạm xuống Mặt Trăng lúc 10 giờ 26 sáng (giờ địa phương).
Cuộc đổ bộ quả là một thành tựu ấn tượng của ngành khám phá vũ trụ. Ảnh: CNSA
"Cuộc đổ bộ quả là một thành tựu ấn tượng", nhà quản lý NASA, Jim Brindestine bình luận.
Sứ mệnh Hằng nga 4 sẽ bao gồm thử nghiệm truyền tin bằng sóng vô tuyến tần số thấp, quan sát xem thực vật sống sót ra sao trong "nhà của Chị Hằng" (tàu thăm dò mang cả hạt giống lên để thử nghiệm) và khám phá cực bên kia của Mặt Trăng có chứa tài nguyên hay nước không. Một chức năng khác nữa là nghiên cứu tác động của gió Mặt Trời tới bề mặt Mặt Trăng.
Được biết, Trung Quốc là quốc gia thứ ba hạ cánh lên Mặt Trăng, sau hai cường quốc du hành vũ trụ là Mỹ và Nga.