Vụ khủng bố sinh học bằng trực khuẩn bệnh than năm 2001 khiến cả nước Mỹ kinh hoàng. Ảnh minh họa. (Nguồn: baodatviet.vn)
Mặc dù Washington đã chi khá nhiều tiền của cho các biện pháp đối phó trong suốt 10 năm qua, song nguy cơ tấn công khủng bố sinh học vẫn là một thách thức thực tế của nước Mỹ.
Trên đây là đánh giá của các quan chức đầu ngành an ninh và y tế Mỹ tại phiên điều trần của Thượng viện ngày 18/10 với chủ đề "10 năm sau thảm họa 11/9 và các cuộc tấn công của vi khuẩn gây bệnh than: Đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học."
Tại phiên điều trần, các nghị sỹ nhấn mạnh nguy cơ khủng bố bằng vi khuẩn gây bệnh than trên diện rộng là một trong những mối đe dọa lớn nhất, có thể khiến hàng trăm nghìn người bị phơi nhiễm, gây hậu quả đau ốm, chết chóc, gieo rắc nỗi ám ảnh cho người dân và gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Phiên điều trần của Thượng viện Mỹ diễn ra sau khi Trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố công bố một kế hoạch mới nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng ứng phó của quốc gia đối với nguy cơ khủng bố sinh học. Từ năm 2001, Mỹ đã chi hơn 65 tỷ USD cho việc phòng ngừa các cuộc tấn công sinh học nhưng đến nay vẫn chưa có một đánh giá chiến lược nào về khả năng ứng phó với nguy cơ bị tấn công bằng phương tiện cực kỳ nguy hiểm này.
Sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, hàng loạt bức thư có chứa vi khuẩn gây bệnh than đã được gửi đến địa chỉ của các quan chức chính phủ và giới truyền thông, hậu quả là 5 người thiệt mạng và 17 người phải nhập viện./.
Trên đây là đánh giá của các quan chức đầu ngành an ninh và y tế Mỹ tại phiên điều trần của Thượng viện ngày 18/10 với chủ đề "10 năm sau thảm họa 11/9 và các cuộc tấn công của vi khuẩn gây bệnh than: Đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học."
Tại phiên điều trần, các nghị sỹ nhấn mạnh nguy cơ khủng bố bằng vi khuẩn gây bệnh than trên diện rộng là một trong những mối đe dọa lớn nhất, có thể khiến hàng trăm nghìn người bị phơi nhiễm, gây hậu quả đau ốm, chết chóc, gieo rắc nỗi ám ảnh cho người dân và gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Phiên điều trần của Thượng viện Mỹ diễn ra sau khi Trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố công bố một kế hoạch mới nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng ứng phó của quốc gia đối với nguy cơ khủng bố sinh học. Từ năm 2001, Mỹ đã chi hơn 65 tỷ USD cho việc phòng ngừa các cuộc tấn công sinh học nhưng đến nay vẫn chưa có một đánh giá chiến lược nào về khả năng ứng phó với nguy cơ bị tấn công bằng phương tiện cực kỳ nguy hiểm này.
Sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, hàng loạt bức thư có chứa vi khuẩn gây bệnh than đã được gửi đến địa chỉ của các quan chức chính phủ và giới truyền thông, hậu quả là 5 người thiệt mạng và 17 người phải nhập viện./.
(Theo TTXVN/Vietnam+)