Chiếc robot hình trụ dài 53 cm được thiết kế bởi tập đoàn Toshiba phối hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế về Tháo dỡ nhà máy hạt nhân (IRID) và dự kiến sẽ thâm nhậm vào hồ chứa nhiên liệu chính (PVC) của lò phản ứng đơn vị 2 vào tháng 8 tới.
Với hình dáng giống như bọ cạp, chiếc robot này có một khớp nối ở thân giữa cho phép nhấc đuôi, lăn ngược theo phương dọc nếu chạm phải vật trở ngại và ngã ngửa.
Máy có trọng lượng đạt khoảng 5 kg và được trang bị hai camera, đèn LED, cũng như một nhiệt kế và liều kế. Chiếc máy có đủ khả năng chịu bức xạ cao bên trong lò phản ứng đơn vị 2 hơn 10 tiếng.
Mô hình của robot bọ cạp
Do mức độ bức xạ quá cao trong PVC khiến cho tình hình quá nguy hiểm đối với công nhân, giới quan chức đã không thể xác định vị trí hoặc kiểm tra các nhiên liệu tan chảy ở trung tâm của lò phản ứng.
Họ hy vọng nguồn cấp dữ liệu video cung cấp bởi robot bọ cạp sẽ giúp xác định vị trí và điều kiện của các nhiên liệu tan chảy. Nỗ lực này là một phần trong một chuỗi công đoạn nhằm tháo gỡ các nhiên liệu tan chảy từ bên trong nhà máy điện hạt nhân có thể kéo dài đến hàng thập kỷ.
Theo dự kiến, chiếc robot sẽ hoạt động trong nhà máy trong một ngày, và nó sẽ đi vào PVC thông qua một ống dẫn hướng tới các thanh nhiên liệu hạt nhân.
Hai người sẽ chịu trách nhiệm điều khiển bộ máy, một người điều khiển máy bằng một phím điều khiển và người khác giám sát đoạn video để khai thác dữ liệu có liên quan. Cả hai người đều phải trải qua giai đoạn thực tập trong hàng tháng mới có thể làm việc chính thức.
Theo phát ngôn viên của Toshiba, chiếc máy bọ cạp sẽ phải tiếp xúc với mức độ phóng xạ gấp bảy lần so với hồi thăm dò trước đó vào đơn vị 1 của PVC. Tuy nhiên tập đoàn điện tử này cũng cho biết sẽ không thiết kế một bản sao khác để kiểm tra tình hình trong trường hợp “bọ cạp” bị mắc kẹt.
Thảm họa Fukushima năm 2011, gây ra bởi một trận động đất cấp 9 và sóng thần, đã đặt ra một tình huống hạt nhân khẩn cấp bắt buộc Nhật Bản phải cắt đứt hoạt động của tất cả 43 nhà máy điện hạt nhân của nước này.