Sá sùng Vân Đồn vào 'bảng vàng'

Trong số 218 sản vật được thống kê trên cả nước thì sá sùng Vân Đồn đứng thứ 47, được công nhận sau nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng, gạo tám xoan Hải Hậu, nón lá Huế...

Trước đây sá sùng thường được dùng như gia vị làm ngọt, làm thơm cho các món nước như phở, bún, canh, cháo... bởi vì sá sùng nấu chín cho vị ngọt dịu của đạm. Sá sùng, hồi, quế... là các gia vị - hương vị không thể thiếu khi nấu phở truyền thống. Dần về sau giá sá sùng ngày càng cao, hiện là vài trăm ngàn đồng/kg tươi và vài triệu đồng/kg khô nên sá sùng được dùng chế biến thành món ăn đặc sản chứ ít dùng làm gia vị nữa.

 
Sá sùng Vân Đồn. (Ảnh do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp)

Ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TP.HCM) cũng có sá sùng nhưng sá sùng Vân Đồn (Quảng Ninh) có đặc trưng thơm ngon hơn, nhất là không có vị tanh, chát như sá sùng vùng khác.

Điểm đặc trưng này nhờ vào địa lý, khí hậu vùng biển phía Bắc, nơi có mùa hè rõ rệt, mưa nhiều, nước biển loãng khiến độ mặn và độ muối thấp hơn hẳn biển vùng khác, vì vậy sá sùng mùa hè (thời điểm khai thác chính trong năm) ở đây không bị chát.

Đặc sản sá sùng Vân Đồn có dạng tươi sơ chế và sá sùng khô. Một điểm đặc biệt trong kỹ thuật khai thác, sơ chế truyền thống khiến sá sùng Vân Đồn đặc biệt thơm ngon là nhờ khâu “hồi sức” cho sá sùng. Người dân trong vùng này sau khi đào hang để bắt được sá sùng thì đổ toàn bộ sá sùng xuống sàn để cho sá sùng hồi sức lại. Chỉ những con “hồi sức” sống được thì mới được chọn, loại bỏ con chết, con màu đen và con bị đứt. Sau đó người dân mới tiếp tục rửa, lộn trái sá sùng, rửa lại, chần sá sùng rồi mới đóng gói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm