Sách giáo khoa phổ thông: Sách hay thầy quan trọng?

(PLO)- Không có lý do gì không giúp Bộ GD&ĐT xây dựng các bộ sách giáo khoa đúng chương trình, phong phú để nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lương mấy triệu bạc thì sống làm sao, thì ai làm nhà giáo?

02/08/2023

(PLO)- Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng lương giáo viên mấy triệu bạc làm sao đủ sống, phải dạy thêm, làm đủ thứ và đặt vấn đề tại sao Quốc hội không nghiên cứu bảng lương của ngành giáo dục.

Ngày 2-8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông 2018.

“Chúng tôi may mắn được học các thầy giỏi”

Sau báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Tình hình nhân dân về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022”, các chuyên gia, nhà khoa học nêu nhiều ý kiến tâm huyết.

Theo đó, bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong các kỳ họp Quốc hội đều bị “phê” nhiều nhất, GS-TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn khoa học, giáo dục, môi trường của MTTQ, nêu “có lẽ không phải tại SGK, không phải tại chương trình mà là thầy giáo”.

Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, đề nghị Quốc hội phải có những chuyên đề bàn sâu về giáo dục. Ảnh: CHÂN LUẬN

Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, đề nghị Quốc hội phải có những chuyên đề bàn sâu về giáo dục. Ảnh: CHÂN LUẬN

Ông kể: “Thế hệ chúng tôi được học có chín năm nhưng may mắn được học với các thầy giỏi. Khi đó, các thầy chưa có SGK nhưng các thầy uyên bác, hướng chúng tôi trở thành những người có năng lực. Vấn đề quyết định là giáo viên”.

GS-TS Dũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có công văn gửi đến Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đề nghị các hội khoa học biên soạn các sách tham khảo đúng chương trình phổ thông nhưng phong phú về nội dung để hỗ trợ tốt nhất cho các giáo viên trong nâng cao chất lượng giáo dục.

Xu hướng xã hội hóa SGK được PGS-TS Vũ Trọng Rỹ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, đồng tình và cho rằng cần “chấp nhận cơ chế thị trường”.

Ông Rỹ nhận định hiện người dạy và người học chưa được quyền lựa chọn SGK chỉ vì khó khăn trong quản lý và tổ chức dạy học. Mặt khác, ông cho rằng: “Xã hội hóa SGK không có nghĩa là Nhà nước rút bớt trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục mà cần phải quan tâm đầu tư hơn”.

Hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018đã đón nhận nhiều ý kiến tâm huyết vì giáo dục nước nhà. Ảnh: CHÂN LUẬN

Hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018đã đón nhận nhiều ý kiến tâm huyết vì giáo dục nước nhà. nh: CHÂN LUẬN

Ở góc độ khác, GS Trần Ngọc Đường lại cho rằng: “SGK không nên xã hội hóa, mà Nhà nước phải đầu tư để có bộ SGK chuẩn cho học sinh”.

Thi nhiều ảnh hưởng đến dạy và học

PGS-TS Nguyễn Gia Cầu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục Việt Nam, cho rằng đối với nền giáo dục nước ta vấn đề thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt trong đổi mới chương trình, SGK phổ thông 2018 vẫn chưa được chú trọng.

Nói thật lương thế này thì ai làm nhà giáo. Mấy triệu bạc làm sao đủ sống, phải dạy thêm, làm thêm đủ thứ… Tại sao Quốc hội không nghiên cứu bảng lương của ngành giáo dục?

NGUYỄN THỊ DOAN, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

“Thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt mặc dù là vấn đề không mới nhưng cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề khác của quá trình đổi mới giáo dục ở nước ta. Phải có cách tiếp cận mới để giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với ngành giáo dục” - ông Cầu đặt vấn đề. Cạnh đó, ông Cầu kiến nghị trong nhiều vấn đề giáo dục phải đối mặt thì hết sức chú ý đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Nếu vấn đề này không giải quyết được thì những vấn đề khác cũng khó giải quyết.

Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng: “Thi cử quá nặng nề. Bộ GD&ĐT nói chống bệnh thành tích trong thi cử nhưng ở dưới có chống đâu, vì ảnh hưởng đến bình bầu, thi đua. Bộ GD&ĐT vừa rồi cố gắng lắm. Cái gì cũng đổ cho Bộ GD&ĐT nhưng ở trên nói ở dưới không nghe vì bệnh thành tích”.

Theo bà Doan, Chính phủ, nhất là Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo “cần bàn nhiều về định hướng, chiến lược cho giáo dục”. Bởi lẽ mọi quốc gia đi lên đều từ giáo dục.

Làm đường cao tốc mà không để ý đến “con đường trí thức” thì không có con đường phát triển bền vững.

Bà cũng đề nghị Quốc hội phải có những chuyên đề bàn sâu về giáo dục.

GS-TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ pháp luật của MTTQ, nhận định cũng như y tế, giáo dục thực ra chưa xã hội hóa tốt. Vẫn còn tình trạng phụ huynh thức đến 2-3 giờ sáng để lấy phiếu xin cho con em mình vào trường công lập.

Nhấn mạnh các chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội về giáo dục là đúng đắn, bên cạnh vấn đề SGK, GS Đường nói: “Phải chấm dứt cho được tình trạng thiếu giáo viên. Đội ngũ giáo viên phải có tâm đức, nhất là giáo viên bậc mầm non”.

Cần xem lại vai trò của Nhà nước trong xã hội hóa
sách giáo khoa

Theo bà Nguyễn Thị Doan, cần xem lại vai trò của Nhà nước trong xã hội hóa SGK, trong đó phải đảm bảo việc định hướng tuyên truyền cho cán bộ cũng như người dân nhận thức rõ về bản chất của xã hội hóa SGK, đảm bảo thông suốt từ nhận thức đến hành động.

Chọn SGK để giảng dạy hiện nay đang quy định một chương trình nhiều bộ SGK và trao quyền chọn cho tỉnh. Theo bà Doan, quy định như vậy dễ phát sinh khâu yếu trong quản lý, chỉ đạo chọn bộ SGK. Do vậy cần có sự kiểm soát, giới hạn số lượng sách tham khảo cụ thể và cần thiết trong từng môn học để tránh tình trạng quá tải, đảm bảo chất lượng học tập tốt nhất cho học sinh.

“Chủ trương đổi mới chương trình, đổi mới SGK là đúng đắn nhưng thực hiện không theo kịp chủ trương” - bà Doan nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm