(PLO)- Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử TP.HCM đã có nhiều lần điều chỉnh quy hoạch chung, nhằm xây dựng hoàn thiện chiến lược tầm nhìn dài hạn đến 2060.
(PLO)- Trong tháng 12 này, đã có ba nghệ sĩ mà danh ca Thanh Lan yêu mến lần lượt rời cõi thế: Danh ca Mai Hương, nhà văn Hoàng Hải Thuỷ và nghệ sĩ Chí Tài.
(PLO)- Dạo đầu thế kỷ XX, dân gian ở Nam Kỳ lục tỉnh quen câu “Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” để chỉ việc giao thông đi lại và bất động sản liên quan đến hai nhân vật gốc Hoa nổi tiếng thời ấy: Chú Hỷ và chú Hỏa.
(PLO)- Tôi đã nảy ra ý định làm một bộ sưu tập âm thanh tiếng rao, nhưng cứ lẫn lữa mãi trong khi cuộc sống đã cuốn phăng đi những tiếng rao tự hồi nào.
(PLO)- Những mô hình góc phố, căn nhà gỗ, xe bánh mì, hủ tiếu, hớt tóc vỉa hè, không gian ngày Tết... được nhóm bạn trẻ tái hiện trọn vẹn qua các mô hình chỉ nhỏ bằng bàn tay.
(PLO)- Tháng 6-2019 tới khi làm xong cầu mới sẽ tháo dỡ cầu cũ đã 117 năm tuổi. Theo ông Hoàng Tuấn Khoát, phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án 7 (đại diện Bộ GTVT quản lý dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi mới), Ban có đề xuất không tháo dỡ hết cầu cũ mà sẽ giữ lại, bảo tồn một phần cầu phía bờ
quận Bình Thạnh.
(PLO)- Nếu từng một lần được tiêm chủng bạch hầu hay thậm chí ăn cà rốt, cà chua, ngắm hoa lay-ơn thì hãy biết ơn bác sĩ Yersin, một người Pháp có công lớn với người dân Việt Nam.
(PLO)- Đến với “Sài Gòn, qua miền ký ức”, người xem sẽ được sống lại trong những khoảnh khắc đời thường, bình dị của nhịp sống Sài Gòn mà nhiếp ảnh gia Tam Thái đã ghi lại qua ống kính của mình.
(PL)- “Nhớ nhung về đứng ngã ba...”.Câu thơ cũ - hình như của Xuân Diệu chợt hiện về, gợi nhớ những ngã ba, ngã tư, ngã năm… ở Sài Gòn xưa. Khi ấy, xung quanh những ngã này nhà cửa tuềnh toàng, nhếch nhác và cả tệ nạn.
(PL)- Rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên
tính cách người Nam bộ như đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, giao thông
thuận lợi nhưng có một điều vô cùng quan trọng ấy là vùng đất này không
phải gánh bất kỳ một di sản tư tưởng triết học hay tôn giáo nào được coi
là chủ đạo, đặc biệt là những di sản tư tưởng từ phương Bắc.
(PLO)- Trở lại lần này, nhóm tác giả Sài Gòn Emoji tạo thêm cơn sốt mới với tên gọi "Sài Gòn 3 mét vuông". Đây là dự án thể hiện tình yêu Sài Gòn qua bộ ảnh vẽ về Sài Gòn xưa cũ cực chất, được rất nhiều bạn trẻ đón nhận vừa qua.
(PL)- Ngày còn nhỏ cắp sách Trường Tiểu học Bình Tây, hằng ngày đi ngang
một quán cà phê góc đường Phạm Văn Chí - Phạm Đình Hổ (nay là Cao Văn
Lầu) tôi thường đi chậm lại để hít mùi cà phê.
(PL)- “Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng
trắng hây hây tờ quyến trải/ Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh
nghịt nghịt lá chàm rai”. Đó là hai câu trong bài Gia Định phú
của tác giả khuyết danh viết khoảng đầu thế kỷ 20, do nhà Nam
Bộ học Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại.rong sách Tập thành
của ông.
(PLO)- Người Sài Gòn có những tiếng lóng rất đặc trưng một thời nhưng nay không còn thấy nữa. Như ba má được kêu là ông bà Bô. Con gái hay bồ thì kêu là ghệ. Đi uống bia nói là đi uống lade.
(PL)- Rất quen, bởi đó không chỉ là tên một ngôi chợ, một ngã ba
đường - cả hai đều mang tên “Ông Tạ” - mà cả khu vực rộng lớn
quanh đó cũng mang tên “khu Ông Tạ” đã ăn sâu vào tiềm thức bao
thế hệ người Sài Gòn.