QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở TP.HCM - BÀI 3

Sáu chương trình quản lý CTNH đến năm 2025

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và một số cơ quan khác phối hợp thực hiện. Năm chương trình còn lại đều do Sở TN&MT chủ trì.

Đầu tiên là chương trình thúc đẩy phân loại chất thải rắn chất thải nguy hại (CTNH) tại nguồn. Trong đó phải xây dựng hoàn thiện các quy định, hướng dẫn phân loại chất thải rắn và CTNH tại nguồn; nhân rộng mô hình phân loại chất thải rắn - CTNH tại nguồn.

Thứ hai là chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp và CTNH. Chương trình thực hiện thành công sẽ giúp xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp và CTNH và phát triển ngành công nghiệp tái chế.

Thứ ba là chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu và quan trắc chất thải công nghiệp-CTNH. Chương trình nhằm xây dựng đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc chất thải rắn trên toàn TP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn và CTNH.

Sáu chương trình quản lý CTNH đến năm 2025 ảnh 1

Ưu tiên tái chế, tái sử dụng chất thải và phát triển ngành công nghiệp tái chế là một trong sáu chương trình hành động của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM trong thời gian tới.

Thứ tư là chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải công nghiệp và CTNH. Chương trình nhằm xây dựng các quy định, hướng dẫn và ứng dụng thực hiện.

Thứ năm là chương trình xử lý chất thải rắn y tế. Qua đó đảm bảo 100% các chất thải rắn phát sinh từ cơ sở y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Cuối cùng là chương trình đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp-nguy hại cấp vùng. Mục tiêu chính là xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp-nguy hại cấp vùng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo các luận cứ của Sở TN&MT, muốn thực hiện được kế hoạch đề ra, trước tiên cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, bao gồm việc ban hành các quy định về phân loại chất thải công nghiệp, CTNH tại nguồn; xây dựng các chính sách khuyến khích tái sử dụng tái chế chất thải; phát triển thị trường tái chế; hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước để kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, CTNH; xây dựng cơ chế quản lý CTNH giữa cơ quan quản lý và DN nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực xử lý CTNH theo hướng xã hội hóa.

Đồng thời có quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải công nghiệp và CTNH. Quy hoạch này sẽ như kim chỉ nam mang tính định hướng, hoạch định những chương trình, phương án, kế hoạch, thực hiện đồng bộ các chương trình theo từng giai đoạn cụ thể và theo kịp các bước phát triển kinh tế-xã hội của TP.

Bên cạnh sáu chương trình ưu tiên nêu trên, Sở TN&MT còn nêu lên các chương trình cần phải chú trọng khi thực hiện quản lý CTNH. Cụ thể như phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ phù hợp với từng loại CTNH sau khi đã phân loại; kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH; tập huấn đào tạo nhân lực; tuyên truyền sâu rộng vào cộng đồng về ý thức quản lý chất thải công nghiệp và CTNH; tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý chất thải công nghiệp và CTNH, kết hợp xây dựng ngân hàng số liệu; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CTNH (sử dụng hệ thống định vị toàn cầu - Global Positioing System-GPS) để tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải; xây dựng chương trình phần mềm cơ sở dữ liệu và quản lý chứng từ CTNH.

Ngoài ra, cần có các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả xử lý CTNH. Ví dụ như quy hoạch để quản lý khu xử lý tập trung chất thải công nghiệp, CTNH; lựa chọn và định hướng công nghệ xử lý (ưu tiên công nghệ tái chế và chọn công nghệ xử lý phù hợp với thành phần CTNH phát sinh); kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước có đủ năng lực, tài chính và kinh nghiệm cùng tham gia công tác xử lý CTNH dưới sự hỗ trợ, ưu đãi của TP…

Với các định hướng trên, TP.HCM đang tiến đến các mục tiêu yêu cầu của chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải bao gồm có CTNH, trong đó thu gom, xử lý CTNH năm 2015 là 60% và 2025 là 100%, đảm bảo theo hướng phát triển bền vững về môi trường và kinh tế xã hội.

VŨ YẾN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm