Sau quá trình nghiên cứu, nhóm phi hành gia nhận thấy rằng hai cơn bão lớn năm nay có liên quan chặt chẽ với cơn bão mặt trời lớn nhất trong lịch sử.
Hồi 23-7-2012, mặt trời “phun trào” cực quang (CME) hay gió mặt trời với số lượng và cường độ vô cùng lớn hơn hẳn so với bình thường.
Điều đáng nói là thời điểm đó, tia lửa bắn ra từ mặt trời kịp “né” chạm phải Trái Đất, giúp con người tránh khỏi đợt cúp điện “kinh hoàng” trong kỉ nguyên hiện đại.
Tuy nhiên, nếu kịch bản xấu diễn ra thật, khắp nơi trên thế giới sẽ đối mặt với nhiều hệ lụy: hệ thống điện, vệ tinh và các ứng dụng tiện ích cho người dùng từ GPS đến smartphone bị hỏng hóc. Thảm họa đó sẽ tiêu tốn hàng nghìn tỉ USD và gây thiệt hại lớn cho kinh tế toàn cầu.
Siêu bão mặt trời có thể “thiêu rụi” hàng nghìn tỉ USD (ảnh: NASA)
Sau sự kiện trên, nhóm khoa học tin rằng siêu bão mặt trời thường rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu mới đây do nhóm khoa học từ viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc và Đại học California Berkeley cho thấy có nhiều điều kiện tương tác “hoàn hảo” để hình thành siêu bão từng xảy ra hồi năm 2012.
Tuy nhiên, trong bài viết được đăng tải trên tạp chí Astrophysical, một nhóm chuyên gia khẳng định giới nghiên cứu đã đánh giá thấp các rủi ro khởi phát siêu bão.
“Viễn cảnh một cơn bão “hoàn hảo” không phải hiếm gặp như đã được đề cập trước đây”, báo cáo cho biết.
Theo South China Morning Post, hai cơn bão địa từ diễn ra trong ngày 17-3 và 22-6 năm nay là hai cơn bão lớn nhất từ năm 2006 đến nay. Tại thời điểm có hiện tượng này, con người trên Trái Đất có thể thấy cực quang phát ra từ không gian với khoảng cách xa như từ bang Perth (Úc) đến bang San Jose (Mỹ). Nhiều thiết bị radio đặt tại vùng Thái Bình Dương cũng bị nhiễu sóng.
Mặc dù tần suất diễn ra sự kiện bão mặt trời không đáng phải lo ngại vì chúng thường không nguy hiểm đến xã hội loài người, song theo ý kiến mới đây của chuyên gia không gian Liu Ying thuộc Trung tâm Khoa học Không gian Quốc gia Trung Quốc lại chứng minh điều ngược lại. Liu cho rằng nếu trong trường hợp có một siêu bão tương tự như năm 2012, mọi diễn tiến xấu đều có thể xảy ra.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy siêu bảo mặt trời được hình thành từ các đợt giải phóng cực quang. Tuy nhiên, Liu phá cho rằng bão mặt trời rất hiếm xảy ra. Với một quá trình tương tác phức tạp, một siêu bão với sức công phá lớn tương tự như sự kiện năm 2012 lại diễn ra rất thường xuyên.
Và như vậy, Trái Đất sớm hay muộn cũng không có nhiều cơ may thoát khỏi dòng bão từ lớn từ mặt trời và đó là điều mọi người “nên quan tâm đến”, nhóm nghiên cứu cảnh báo.