Số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết đều tăng cao

(PLO)- Từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận hơn 210.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, số ca mắc và tử vong đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đa số ca mắc SXH ở phía nam

Chia sẻ tại hội thảo về phòng chống sốt xuất huyết (SXH) ngày 23-9, PGS Nguyễn Vũ Trung - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết trên thế giới, tỉ lệ mắc mới SXH tăng 30 lần trong 50 năm qua.

Theo Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận hơn 210.000 trường hợp mắc SXH. Số ca mắc và tử vong do SXH đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Nguyễn Vũ Trung (áo trắng) cho biết số ca mắc và tử vong do SXH đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Ông Nguyễn Vũ Trung (áo trắng) cho biết số ca mắc và tử vong do SXH đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Đáng lưu ý, đa số ca mắc xảy ra ở các tỉnh phía Nam. Tính đến tuần 38 năm 2022 khu vực phía nam có hơn 170.000 trường hợp mắc (tỉ lệ 510 ca/100.000 dân).

Cạnh đó, số ca tử vong tăng cao hơn so với cùng kì năm ngoái, tập trung tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu.

6 thách thức của dịch SXH

ThS.BS Lương Chấn Quang - Phó Trưởng Khoa Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP.HCM, cho biết nguyên nhân gây ra dịch SXH bao gồm: Biến đối khí hậu, giao thương đi lại, đô thị hóa thiếu kiểm soát, vật chứa lăng quăng ngày càng đa dạng, đầu tư nguồn lực không ổn định, hoạt động giám sát không chặt chẽ.

Ông Lương Chấn Quang nêu nguyên nhân dịch sốt xuất huyết năm nay tăng báo động. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Ông Lương Chấn Quang nêu nguyên nhân dịch sốt xuất huyết năm nay tăng báo động. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Cụ thể, biến đổi khí hậu gây tác động đến véc-tơ truyền bệnh là muỗi vằn, khiến nhiều vùng trước đây không có SXH nhưng hiện bị ảnh hưởng.

Việc bình thường hóa, mở cửa trở lại cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán nhanh, rộng. Từ đó số ca mắc tăng nhanh.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, SXH chỉ tập trung ở thị trấn, nông thôn gần như biến mất. Khu vực đô thị với mật độ dân cư đông, nhiều vật chứa nước vô tình tạo ra ổ chứa lăng quăng. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SXH khó kiểm soát.

Cũng theo BS Quang, nguồn lực chống SXH của nước ta không ổn định, kinh phí đầu tư cho giám sát ở các địa phương gần như bằng 0. Sau khi hết chương trình quốc gia phòng chống SXH, rất nhiều địa phương không còn kinh phí để giám sát dịch.

“Đáng chú ý, sau đợt dịch COVID-19, nhiều nhân sự cũ nghỉ việc, chỉ còn mô hình cộng tác viên, nhưng mô hình này ngày càng giảm. Những người chuyên trách mới lên thay chưa nhiều kinh nghiệm phòng chống SXH, đòi hỏi nhiều thời gian tập huấn, đào tạo.

Hoạt động chống dịch SXH hoàn toàn dựa vào con người. Trong lúc nhân sự y tế đang biến động mạnh, cộng đồng vẫn còn tâm lý chủ quan" - BS Lương Chấn Quang nhận định.

Đậy kín lu chứa nước đề phòng lăng quăng. Ảnh: TN
Đậy kín lu chứa nước đề phòng lăng quăng. Ảnh: TN
  • Theo TS. Supawadee Poungsombat - Trưởng phòng kiểm soát véc-tơ, Bộ Y tế công cộng Thái Lan, Việt Nam nên tạo ra mạng lưới phòng chống SXH phụ trách bởi cộng đồng. Tăng cường hiểu biết y tế cho người dân, củng cố khả năng chẩn đoán và kiểm soát ca bệnh của nhân viên y tế. Mục tiêu đến năm 2027, dịch SXH sẽ giảm 25%, giảm ca tử vong xuống ít hơn mức 0.05%.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm