Sự sống trên Trái Đất 'bắt nguồn từ sao Hỏa'

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng Sao Hỏa từng rất giống với Trái Đất và có thể những vụ va chạm với các thiên thạch từ Sao Hỏa đã mang sự sống đến hành tinh của chúng ta.

[Caption]
Sao Hỏa. Ảnh: ESA

Sao Hỏa là hành tinh gần nhất với Trái Đất, trước đây nó không chỉ giống với Trái Đất về bầu khí quyển, nước và nhiệt độ, mà còn chứa những yếu tố vật chất khác để sự sống phát triển thuận lợi mà Trái Đất không có.

Ngày nay, Sao Hỏa là một sa mạc lạnh và khô. Nhưng quay ngược lại khoảng thời gian cách đây 4 tỷ năm, hành tinh này từng có một đại đương và nguồn nước dồi dào.

"3,4 đến 4 tỷ năm trước là thời điểm sự sống đã hình thành trên Trái Đất, và với những điều kiện môi trường tương tự, tại sao sự sống lại không thể xảy ra ở Sao Hỏa?", Carol Stoker, một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại bang California, Mỹ, phát biểu trong một hội nghị khoa học về Sao Hỏa hồi đầu tháng.

Nhận định của Carol nhận được sự đồng tình từ Steven Benner, một nhà hóa sinh học tại Quỹ ứng dụng tiến hóa phân tử tại Gainesville, bang Floria. Benner đã chỉ một nguyên tố có tên molybdenum.

"Đây là một dạng oxy hóa quan trọng để phát triển sự sống, nhưng vấn đề là 3 tỷ năm trước, Trái Đất không có đủ oxy để hình thành các molybdenum. Có thể những vụ va chạm với các thiên thạch từ Sao Hỏa đã mang sự sống đến với hành tinh của chúng ta", Discovery dẫn lời Benner nói.

Theo Thu Nga (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm