Cà phê chặn các tác động của Adenosine
Theo The Healthy, khi bạn uống cà phê, dạ dày và ruột non hấp thụ caffeine và phân phối lại qua máu đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não của bạn. Sau khi caffeine đến não, nó sẽ dính vào các thụ thể adenosine.
Adenosine là một chất hóa học tự nhiên giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ và kiểm soát chu kỳ ngủ-thức của bạn. Ban ngày, chất này sẽ tăng lên giúp bạn tỉnh táo hơn. Vào buổi đêm, chất này sẽ giảm đi và khiến bạn có cảm giác buồn ngủ.
Cà phê chặn các tác động của Adenosine có thể khiến chúng ta mệt mỏi và buồn ngủ. Ảnh: NHẬT LINH
Khi caffeine liên kết với các thụ thể adenosine, não của bạn không nhận được adenosine của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó ngừng sản xuất.
Vì vậy, một khi caffeine hết, sẽ có một sự tích tụ của adenosine liên kết với các thụ thể trong não khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Cà phê của bạn có thể có quá nhiều đường
Một phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Neuroscience & Biobehavioral Reviews cho thấy rằng, ăn đồ ăn nhẹ có đường có thể gây mệt mỏi trong vòng chưa đầy một giờ.
Nếu bạn uống cà phê được làm ngọt với kem, mật ong, xi-rô hoặc đường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Khi cơ thể bạn ăn nhiều đường hơn bình thường, insulin sẽ được sản xuất để bù đắp lượng đường đó. Tuy nhiên, insulin cũng làm giảm đường huyết. Vì vậy, khi lượng đường trong máu giảm, bạn sẽ cảm thấy thiếu năng lượng và trở nên mệt mỏi. Bạn cũng có thể cảm thấy đói, cáu kỉnh, lo lắng, đổ mồ hôi, chóng mặt hoặc buồn nôn khi đường huyết gặp sự cố.
Bạn có thể bị mất nước
Mệt mỏi chỉ là một dấu hiệu của tình trạng mất nước. Vì cà phê là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó làm cho bạn buồn tiểu.
Nếu uống một lượng cà phê vừa phải (2 - 3 cốc), bạn có thể không nhận thấy bất cứ điều gì, nhưng nếu bạn uống 4 cốc trở lên có thể khiến bạn đi tiểu nhiều đến mức khiến bạn mất nước.
Khi mất nước quá nhiều bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng mất nước khác bao gồm khát nước, khô miệng, chóng mặt, da khô…