Tập đoàn Nga bán đấu giá nhiều viên kim cương khủng

Trong tháng 3-2019, Alrosa thu được 11,8 triệu USD khi bán đấu giá những viên kim cương lớn hơn 19,8 carat và vài viên lớn 50 carat. Alrosa là nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới (tính theo carat).  

Năm 2018, công ty tổ chức hai cuộc bán đấu giá cho khách mua quốc tế, thu được 18,3 triệu USD. Alrosa nối lại hoạt động đấu giá ở New York sau khi “ngủ yên” suốt hai năm với lý do “có những thay đổi về khâu tổ chức” và những lo ngại liên quan nhóm làm việc trước đây. 

Trong năm đó, công ty tổ chức hai cuộc bán đấu giá cho khách mua quốc tế, thu được 18,3 triệu USD.

Bà Rebecca Foerster, chủ tịch Alrosa ở Bắc Mỹ, nói với Reuters: lệnh cấm vận Nga của Mỹ không làm giảm sút sức hấp dẫn của kim cương Nga chất lượng cao, và công ty muốn tăng gấp đôi hoạt động hàng năm ở thị trường Mỹ trong vài năm tới: “Mỹ là một phân khúc thị trường đỉnh để chúng tôi tăng trưởng. Hiện Mỹ là thị trường kim cương lớn nhất thế giới”.

Bà còn cho biết trong năm 2019, Alrosa dự tính tổ chức 4 cuộc bán đấu giá viên kim cương thô ở Mỹ, gồm cuộc đấu giá đã tổ chức tháng 3, và hai cuộc đấu giá kim cương đã đánh bóng.

Trong khi Alrosa không có ý định mở thương hiệu kinh doanh kim hoàn, bà Foerster nói công ty tiếp thị kim cương dựa trên việc bảo đảm “hàng gốc”, đáp ứng nhu cầu của người thích mua những viên đá quí có giá trị bền vững: “Việc này ngày càng cần thiết. Tất cả kim cương của chúng tôi là từ các mỏ ở Nga. Chúng tôi có thể lập một dây chuyền cung cấp”.

Mỹ từng cấm vận các công ty Nga, với cớ Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và can thiệp vào khủng hoảng chính trị Ukraine năm 2014. Dù Alrosa không lọt vào tầm ngắm, công ty đã tìm các cách làm ăn không sử dụng đồng USD. Bà  Foester nói: “Chúng tôi đang bán sản phẩm cao cấp. Không dính líu chính trị”.

Mảng kim cương còn chịu những sức ép khác, ví dụ các công ty sản xuất kim cương cấy trong phòng thí nghiệm đã tăng, và những bất ổn kinh tế vĩ mô đã đè nặng lên nguồn cầu. Nhưng các nhà phân tích kim cương nói nguồn cung có thể co lại, dẫn đến khả năng tăng giá bán, khi các mỏ kim cương đã giảm sản lượng và thiếu các mỏ mới.

Cùng lúc, các nhà sản xuất kim cương tự  nhiên, dẫn đầu là công ty De Beers (nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới về giá trị) đang chú trọng nhấn mạnh sự khác biệt giữa kim cương khai thác ở mỏ với kim cương cấy trong phòng thí nghiệm, rằng kim cương cấy không hề có giá trị bán lại.   

Các nhà phân tích cũng cho biết thị trường kim cương, đặc biệt vì kích thước hoặc màu sắc củ chúng, có khả năng có giá trị cao hơn so với các viên kim cương nhỏ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới