Tín hiệu tàu Ocean Shield - Australia dò được từ độ sâu khoảng 4500 m. Ông Angus Houston, một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, chỉ huy Trung tâm phối hợp tìm kiếm, nói: “Những âm thanh này giống như ngọn hải đăng giữa biển đối với chúng tôi. Tín hiệu lần này rất khả quan bởi nó trùng khớp với các thông số ghi dữ liệu của máy bay mất tích cũng như hộp ghi âm trong buồng lái”.
Ông Houston nói thêm rằng hiện nay không thể nóng vội mà phải lần theo các dấu vết này một cách cẩn trọng. Tín hiệu lần đầu bắt được kéo dài khá lâu, khoảng 2 tiếng rưỡi, lần thứ hai chỉ kéo dài 13 phút. Việc xác định các âm thanh này có phải của chuyến bay MH 370 hay không có thể mất vài ngày.
Bản đồ khu vực tàu Australia phát hiện tín hiệu mới hôm nay. Ảnh Mirror
Hiện nay, tàu dò tìm sóng ngầm của Mỹ đã kết nối với tàu Ocean Shield của Australia torng phạm vi khoảng 300 dặm quanh điểm phát hiện tín hiệu lần đầu tiên hôm 5-4.
Alec Duncan, một chuyên gia về âm thanh dưới nước, thuộc Trung tâm Khoa học công nghệ hàng hải - Đại học Curtin . "Tìm kiếm dưới nước, đặc biệt là dưới nước sâu như thế này không thể đảm bảo hiệu quả 100% được". Cho đến khi chiếc máy bay được trục vớt thành công, người ta sẽ không thể nói chính xác tình trạng hộp đen cũng như những dữ liệu còn lưu lại trong đó.
Xung quanh vụ mất tích của chiếc máy bay Boeing 777-200 có khá nhiều giả thuyết được đặt ra. Trong đó có một nguồn tin cho rằng máy bay đã hạ cánh an toàn trên một hòn đảo rất nhỏ giữa Ấn Độ Dương có tên là Diego Garcia. Đây là một đảo thuộc quyền quản lý của Anh nhưng có đặt căn cứ quân sự của Mỹ. Hiện hòn đảo này không còn người sinh sống vì dân cư ở đây đã bị buộc di dời đến các đảo khác như Mauritius hay Seychelles từ năm 1971.
Sở dĩ có giả thuyết này là do FBI đã tìm được chương trình hạ cánh giả lập xuống đảo này tại nhà của cơ trưởng chuyến bay MH 370. Tuy nhiên, đến nay FBI cho là không có căn cứ gì xác định điều này là thật.
Video nổ lực cuối cùng tìm kiếm hộp đen M370: