Thành lập đoàn giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

(PLO)- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành lập đoàn giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022 trên phạm vi cả nước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Đoàn giám sát gồm 19 thành viên do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh làm Phó Trưởng đoàn thường trực; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh làm Phó Trưởng đoàn.

Đoàn giám sát sẽ thực hiện giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022 trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ và các Bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đoàn giám sát sẽ đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội. Đồng thời, kiến nghị giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Kết quả giám sát sẽ được đoàn báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8-2023; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và gửi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng ký ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.

Đoàn gồm 24 thành viên, do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn, sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 trên phạm vi cả nước.

Kết quả giám sát sẽ được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9-2023; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết và gửi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớn

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớnLENS

(PLO)- Chuyên gia cho rằng bên cạnh những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt thì cũng có hàng loạt thuận lợi để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.